Bài giảng Tiết 41: Điều chế oxi. Phản ứng phân hủy (tiếp)

1. Kiến thức.

- Học sinh nắm được phương pháp điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- HS biết khái niệm phản ứng phân hủy và dẫn ra các ví dụ minh họa.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát lập PTHH điều chế oxi.

3. Thái độ.

- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41: Điều chế oxi. Phản ứng phân hủy (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 41 
 Điều chế oxi. Phản ứng phân hủy
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh nắm được phương pháp điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- HS biết khái niệm phản ứng phân hủy và dẫn ra các ví dụ minh họa.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát lập PTHH điều chế oxi.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Dụng cụ : Giá sắt, ống nghiệm, ống dẫn khí, chậu thủy tinh, đèn cồn. Diêm. lọ thủy tinh. Bông.
- Hóa chất: KMnO4
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, phát vấn, trực quan.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Ôn định tổ chức. 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu định nghĩa oxit, phân loại oxit, lấy ví dụ minh họa?
- Làm bài tập số 4.
- Đáp án: SGK
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
GV: Nêu mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu cách điều chế oxi trong PTN
GV: Làm thí nghiệm điều chế oxi từ KMnO4
? Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí phải làm như thế nào? Tại sao?
GV: Cho biết sản phẩm 
? Hãy viết PTHH?
Hoạt động 2:
 GV: Thuyết trình giới thiệu sản xuất oxi từ không khí
GV: Nêu phương pháp sản suất oxi từ không khí.
GV: Giới thiệu cách sản xuất oxi từ nước
? Hãy diền vào bảng sau: 
Đ/c trong PTN
Đ/c trong CN
Nguyên liệu
Sản lượng
Giá thành
Hoạt động 3: 
GV: Yêu cầu học sinh quan sát các phản ứng trong bài và điền vào chỗ trống( bài tập SGK)
Đó là những phản ứng phân hủy.
? Hãy nêu định nghĩa phản ứng phân hủy?
? So sánh sự giống và khác nhau của phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp?
I. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
- Nguyên liệu: KMnO4, KClO3
- Thu khí oxi: 
 + Đẩy không khí
 + Đẩy nước
HS: Lên thu khí oxi bằng cách đẩy không khí hoặc đẩy nước.
2KClO3 2KCl + 3O2
2KMnO4 K2MnO + MnO2 + O2
II. Sản xuất oxi trong công nghiệp :
Nguyên liệu: không khí hoặc nước
1. Sản xuất từ không khí:
Phương pháp: Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Sau đó cho không khí lỏng bay hơi ở - 1960C thu được N2, ở 
1830C thu được oxi
2. Sản xuất từ nước:
 Điện phân nước trong bình sẽ thu được H2 và O2
HS lên viết PTHH
 Điện phõn
 2H2O(l) H2 (k) + O2 (k)
III.Phản ứng phân hủy:
- Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
4. Kiểm tra đánh giá.
Bài tập: Cân bằng các PTHH. Cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
Fe + Cl2 FeCl3
CuO + H2 Cu + H2O
KNO3 KNO2 + O2
Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O
CH4 + O2 CO2 + H2O
Giải
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
CuO + H2 Cu + H2O
KNO3 KNO2 + O2
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Chuẩn bị nội dung bài sau
- BTVN: 1, 2, 3, 4, 5, 6
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 42
Không khí. Sự cháy 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- HS biết được thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng.
- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và quan sát hiện tượng.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Dụng cụ : Chậu thủy tinh, ống thủy tinh hở hai đầu, muôi sắt, đèn cồn, diêm.
- Hóa chất: bột photpho.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, phát vấn, trực quan.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Ôn định tổ chức. 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nào?
- Làm bài tập số 4.
- Đáp án: SGK
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV bố trí thí nghiệm như SGK y/c HS quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra.
? Khi phản ứng cháy xảy ra mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào?
? Chất nào trong ống thủy tinh đã tác dụng với photpho tạo thành khói trắng tan được trong nước?
HS trả lời các câu hỏi.
GV nêu lại hiện tượng và giúp HS phát hiện ra thành phần oxi trong không khí.
GV giảng giải thêm ngoài oxi còn có nitơ là chất khí chiếm phần lớn thể tích không khí.
? Vậy ngoài khí oxi và nito còn có chất khí nào khác không?
Hoạt động 2:
GV y/c HS suy nghĩ trả loài các câu hỏi SGK tìm hiểu các thành phần khác của không khí.
HS tìm câu trả lời từ đó tự rút ra kết luận về thành phần không khí.
GV tổng kết nội dung kiến thức.
Hoạt động 3:
- GV đặt câu hỏi:
? Thực trạng không khí hiện nay như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng đó?
? Để bảo vệ sự trong lành của không khí cần làm gì?
HS suy nghĩ trả lời, y/c nêu được vai trò ý thức của cá nhân, cộng đồng trong việc bảo vệ sự trong sạch của môi trường không khí.
GV tổng kết.
Thành phần của không khí.
Thí nghiệm.
Quan sát
Kết luận
Không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 21%, khí nitơ chiếm khoảng 78%.
Ngoài khí oxi và nitơ không khí còn chứa những chất gì khác?
Trong thành phần của không khí chiếm khoảng 1% là một số chất khí khác như khí cacbonic, hơi nước và một số khí hiếm (Ne, Ar).
Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm.
Không khí ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật, phá hoại các công trình xây dựng
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: bụi khói các nhà máy, phương tiện giao thông, chất thảI công nghiệp
Bảo vệ không khí là trách nhiệm của mọi người của mọi quốc gia. Trồng cây, gây rừng là một trong số các biện pháp tích cực bảo vệ môi trường không khí.
4. Kiểm tra đánh giá.
- GV đặt câu hỏi kiểm tra việc tiếp thu của học sinh:
1. Không khí gồm có những thành phần nào? Làm thế nào để nhận biết trong không khí có oxi, hơi nước và khí cacbonic?
2. Làm gì để bảo vệ sự trong lành của môi trường không khí?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm các bài tập 1,2,7 ( SGK).
- Học bài và chuẩn bị trước bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • doctuan 22.doc
Giáo án liên quan