Bài giảng Tiết 41 - Bài 32: Luyện tập chương 3: Phi kim – sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp theo)

1. Kiến thức:

- Giúp HS hệ thống hoá lại các kiến thức đã học trong chương như: Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic, t/c của muối cacbonat; Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn t/c của các ng/tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41 - Bài 32: Luyện tập chương 3: Phi kim – sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 41.Bài 32
 Luyện tập chương 3
Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
I/ Mục tiêu
Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống hoá lại các kiến thức đã học trong chương như: Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic, t/c của muối cacbonat; Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn t/c của các ng/tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn
Kỹ năng:
 HS biết: Chọn chất thích hợp lập sơ đồ dãy chuyển đổi giữa các chất. Viết PTHH cụ thể; Biết xây dựng sự chuyển đổi giữa các loại chất và chuyển hoá thành dãy chuyển đổi và ngược lại; Biết vận dụng bảng tuần hoàn để cụ thể hoá ý nghĩa của ô nguyên tố, chu kì, nhóm; so sánh tính kim loại , tính phi kim của một nguyên tố với những ng/tố lân cận.
Thái độ:
 - yêu môn học
II/ Chuẩn bị
Một số phiếu học tập viết câu hỏi và bài tập để HS xây dựng sơ đồ t/c hoá học của PK và phi kim cụ thể
Chuẩn bị nội dung vào bảng trong: Câu hỏi cho HS hoạt động, sơ đồ biểu diễn t/c
III/ Phương pháp
 Thảo luận nhóm, trực quan
IV/ Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp( 1phút)
 - Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ (10 phút)
 1. Nêu qui luật biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn; ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn
 2. Gọi HS chữa bài tập 6
 Thứ tự tính phi kim tăng dần : As, P, N, O, F ( Giải thích)
Bài mới ( 33 phút)
Giới thiệu bài
Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ: 15p
- GV chiếu sơ đồ sau lên màn hình
Phi kim
	+
	(1)	(3)
	(2)
 HS điền các loại chất thích hợp vào ô trống, đồng thời điền các loại chất thích hợp t/d với phi kim
- GV : Chiếu sơ đồ đã hoàn chỉnh lên màn hình (Như SGK- 13)
- GV chiếu sơ đồ 2 lên màn hình, yêu cầu HS hoàn chỉnh sơ đồ và viết phương trình p/ư minh hoạ
clo
 H2O
	H2 	 d/d NaOH 
	(1)	(3)
 Kim loại	(2)
- HS hoàn thành sơ đồ, 1 HS lên bảng viết PTPƯ
GV yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn chỉnh sơ đồ 3, viết PTPƯ minh hoạ (GV chiếu sơ đồ 3 lên màn hình)
C
	+O2dư
	 (2)
	(3)
	 +O2
 (1) +CO2	(4)
	+C
 HS thảo luận nhóm, ghi lại vào phiếu học
tập, viết PTPƯ 
- HS báo cáo K/quả, GV cho các nhóm nhận xét chéo nhau
1) C + CO2 tao 2CO
2) C + O2 to CO2 
3) 2CO + O2 to 2CO2
4) CO2 + C to 2CO
5) CO2 + CaO -> CaCO3
6) CO2 + 2NaOH -> Na2CO3 + H2O
7) CaCO3 to CaO + CO2 
8) Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + CO2 + H2O
I. Kiến thức cần nhớ 
1. Tính chất hoá học của phi kim
2. Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể
a) Tính chất hoá học của clo
 Phương trình: to
1) H2 + Cl2 2HCl
2) Mg + Cl2 to MgCl2
3) Cl2 + 2NaOH ->NaCl + NaClO + H2O
 nước gia-ven
4) Cl2 + H2O --> HClO + HCl
 nước clo
b) Tính chất hoá học của cacbon và các hợp chất của cacbon
 (5)
 +CaO	(7)
CO2
 +NaOH dư	+?
 (6)
	+?
	(8)
Hoạt động 2. Bài tập 18 p
- GV chiếu đề bài tập 1 lên màn hình, gợi ý để HS làm BT 1
- HS làm bài tập vào vở
- GV gọi HS trình bày; h/s khác n/x bổ sung
+ Lần lượt dẫn các khí vào d/d nước vôi trong dư
 Nếu thấy d/d nước vôi trong vẩn đục là khí cacbonic
 CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
 Nếu d/d nước vôi trong ko vẩn đục là CO, H2.
+ Đốt cháy 2 khí còn lại rồi dẫn s/p vào nước vôi trong dư:
 Nếu thấy nước vôi trong vẩn đục thì khí đem đốt là CO
 2CO + O2 to 2CO2 
 CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
Còn lại là H2 
 2H2 + O2 to 2H2O
GV gọi HS làm từng phần:
- Viết các PTPƯ
- Tính số mol CO2 ở p/ư 2
- Tính khối lượng MgCO3
- Tính khối lượng MgO
II. Bài tập 
Bài tập 1:Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất khí ko màu (đựng trong các bình riêng biệt mất 
nhãn) : CO, CO2, H2
Bài tập 2: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm MgO, MgCO3 hoà tan hoàn toàn trong d/d HCl, khó sinh ra được hấp thụ hoàn toàn bằng d/d Ca(OH)2 dư, thấy thu được 10 gam kết tủa
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
Bài giải:
(1) MgO + 2HCl -> MgCl2 + H2O
(2) MgCO3 +2HCl ->MgCl2 + H2O + CO2 
(3) CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
nCaCO3 = 10 : 100 = 0,1 mol
Theo PT 2, 3:
nCO2 (ở 3) = nco2 (ở 2) = nmgco3 = 0,1 mol
-> mMgCO3 = 0,1 . 84 = 8,4 gam
 mMgO = 10,4 – 8,4 = 2 gam
 4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
 - Học bài, làm bài tập 
 - Chuẩn bài 33. Thực hành
V/ Rút kinh nghiệm 
.....................................................................................................................................
...

File đính kèm:

  • doctiet 41. Luyen tap ch­uong.doc
Giáo án liên quan