Bài giảng Tiết 41 - Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Kiến thức: Biết được :

Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.

Hiểu được :

 Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).

 Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).

 Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).

- Nguồn và chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kim loại kiềm.

 

doc29 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 41 - Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí thoát ra ở đktc. 
 3. Để khử hoàn toàn mg hỗn hợp CuO và PbO cần 8,1g kim loại nhôm, sau phản ứng thu được 50,2g hỗn hợp 2 kim loại. Tính giá trị của m.
5. Dặn dò: HS học bài và chuẩn bị phần còn lại của bài.	
Tiết 46: Bài 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM (tt)
I/ Mục tiêu của tiết:
	1. Kiến thức 
Hiểu được: 
- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy 
- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3 , muối nhôm.
- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh; 
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. 
2. Kĩ năng
- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
- Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng; 
 3. Trọng tâm
- Phương pháp điều chế nhôm
- Tính chất hoá học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3. 
- Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.	
II/ Chuẩn bị:
	-GV : chuẩn bị dụng cụ làm thí nghiệm biểu diễn, câu hỏi và bài tập củng cố.
	- HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III/ Phương pháp:
	Sử dụng phương pháp gợi mở kết hợp nêu vấn đề.
IV/ Tổ chức các hoạt động:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
	a. Al + HNO3 loãng	b. Al + H2SO4đặc, nóng	c. Al + CuO	d. Al + ddKOH
	e. Al + H2O 	f. Al + Cl2
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: Hãy cho biết các ứng dụng của nhôm?
HS dựa vào sgk và sự hiểu biết của mình trong thực tiễn để nêu các ứng dụng của nhôm.
GV liên hệ thêm một số ứng dụng khác của nhôm và thông báo đến HS về trường hợp nhôm còn được gọi là “kim loại biết bay”. Yêu cầu HS giải thích.
 Hãy cho biết trạng thái tự nhiên của nhôm?
HS nghiên cứu sgk để trả lời.
GV: Hãy cho biết vì sao nhôm thường tồn tại ở dạng hợp chất?
HS: Nguyên nhân do khả năng hoạt động hoá học của nhôm nên làm cho nhôm tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.
GV giới thiệu thêm một số loại quặng của nhôm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sản xuất nhôm
GV đặt vấn đề: Trong công nghiệp nhôm dược sản xuất bằng phương pháp nào?
HS nêu phương pháp sản xuất nhôm.
Hãy cho biết nguồn nguyên liệu để sản xuất nhôm?
HS: Nguyên liệu để sản xuất là quặng boxit.
GV thông báo cho HS quặng boxit có lẫn tạp chất Fe2O3 và SiO2. Sau đó loại bỏ tạp chất để được Al2O3 gần nguyên chất.
GV sử dụng sơ đồ thiết bị điện phân Al2O3 nóng chảy trong công nghiệp để giới thiệu quy trình sản xuất nhôm.
HS viết các phương trình xảy ra trên các điện cực.
Gv giải thích vì sao trong quá trình điện phân phải thường xuyên thay các điện cực dương.
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS trình bày tính chất vật lí của nhôm oxit.
HS trình bày tính chất vật lí của nhôm oxit.
GV tiến hành thí nghiệm chứng minh tính lưỡng tính của nhôm oxit.Yêu cầu HS viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
HS lên bảng viết phương trình phản ứng.
=> Al2O3 là oxit lưỡng tính.
Hãy cho biết các ứng dụng của nhôm oxit?
HS nghiên cứu sgk nêu các ứng dụng của nhôm oxit.
GV liên hệ thêm một số ứng dụng của nhôm oxit trong thực tiễn như làm đồ trang sức.
IV. Ứng dụng và trạng thái tự nhiên:
1. Ứng dụng:
 (sgk)
2. Trạng thái tự nhiên:
 (sgk)
V. Sản xuất nhôm:
1. Nguyên liệu:
Quặng boxit Al2O3.2H2O
2. Điện phân nhôm oxit nóng chảy:
 2Al2O3 4Al + 3O2
B. Một số hợp chất quan trọng của nhôm:
I. Nhôm oxit:
1. Tính chất:
- Tác dụng với axit:
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 6H+ 2Al3+ + 3H2O
- Tác dụng với dung dịch kiềm:
Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 2OH- + H2O
2. Ứng dụng:
 (sgk)
4. Củng cố: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
 Al Al2O3 Al2(SO4)3BaSO4
 NaAlO2Al(OH)3 
5. Dặn dò: HS làm các bài tập 15, 8/128,129 và chuẩn bị phần còn lại của bài.
Tiết 47: Bài 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM (tt)
I/ Mục tiêu của tiết:
	1. Kiến thức 
Hiểu được: 
- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3 , muối nhôm.
- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh; 
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. 
2. Kĩ năng
- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
- Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng; 
 3. Trọng tâm
- Tính chất hoá học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3. 
- Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.	
II/ Chuẩn bị:
	-GV : chuẩn bị dụng cụ làm thí nghiệm biểu diễn, câu hỏi và bài tập củng cố.
	- HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III/ Phương pháp:
	Sử dụng phương pháp gợi mở kết hợp nêu vấn đề.
IV/ Tổ chức các hoạt động:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
	Al2O3 Al Al(OH)3 NaAlO2
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV yêu cầu HS trình bày tính chất vật lí của nhôm hiđroxit.
HS trình bày tính chất vật lí của nhôm hiđroxit.
GV tiến hành thí nghiệm chứng minh tính lưỡng tính của nhôm hiđroxit.Yêu cầu HS viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
HS lên bảng viết phương trình phản ứng.
=> Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
GV lưu ý HS nhôm hiđroxit được điều chế bằng cách cho dung dịch muối của nhôm tác dụng với dung dịch amoniac, vì nhôm hiđroxit không tan trong dung dịch amoniac.
Al(OH)3 thể hiện tính bazơ trội hơn tính axit.
Hoạt động 2: 
GV giới thiệu đến HS một số muối của nhôm như: clorua, sufat, nitrat.
Giới thiệu đến HS trường hợp phèn chua và ứng dụng của phèn chua.
Yêu cầu HS giải thích vì sao phèn chua có được các ứng dụng đó.
HS liên hệ đến thực tế của việc dùng phèn chua.
Hoạt động 3:
Hãy cho biết cách nhận biết ion Al3+ và viết phương trình phản ứng?
HS nêu cách nhận biết và viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
II. Nhôm hiđroxit:
- Tác dụng với axit:
Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + 3H+ Al3+ + 3H2O
- Tác dụng với dung dịch kiềm:
Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + OH- + 2H2O
III. Nhôm sunfat:
 Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
IV. Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch:
Al3+ + 3OH- Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- dư + 2H2O
4. Củng cố: 
Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
 Al Al2O3 Al2(SO4)3BaSO4
 NaAlO2Al(OH)3 
	Bài 2: Các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh vừa tác dụng với dung dịch bazơ mạnh?
A . Al2O3, Al, Mg. B.Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3.
C. Al(OH)3, Fe(OH)3, CuO. D. Al, ZnO, FeO.
Bài 3: Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết 3 gói bột Al, Al2O3, Mg?
A. dd NaOH. B. dd HCl. 
C. nước. D. Dd NaCl.
 Bài 4: Cho 8,01g AlCl3 vào 1lít dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,04g. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH ban đầu. 
5. Dặn dò: HS làm các bài tập 15, 8/128,129 và chuẩn bị phần còn lại của bài.
Bám sát 23: BÀI TẬP TÍNH CHẤT CỦA NHÔM VÀ HỢP CHẤT
I/ Mục tiêu của tiết:
1. Kiến thức:
	 Ôn tập, củng cố cho hs kiến thức về tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm.
2. Kỹ năng:
	+ Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học. 
	+ Kĩ năng giải bài tập . 
3. Trọng tâm: 
	+ GV ôn lại cho HS tính chất của nhôm
	+ Rèn luyện cho HS một số kỹ năng làm bài tập.
II/ Chuẩn bị:
	-GV : chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập.
	- HS: Chuẩn bị bài tập trước ở nhà và ôn lại kiến thức.
III/ Phương pháp:
	Hoạt động nhóm, thảo luận nêu vấn đề.
IV/ Tổ chức các hoạt động:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:Tiến hành trong bài dạy gọi hs lên bảng làm bài tập.
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
 GV củng cố kiến thức cho hs thông qua các bài tập sau: 
 GV gọi hs lên bảng làm các câu hỏi dạng trắc nghiệm từ 1-3. 
 HS lên bảng trình bày.
Yêu cầu HS đọc đề và chọn đáp án
HS chọn đáp án: B
Tương tự HS phân tích đề dựa vào tính chất của nhôm và nhôm oxit để làm bài tập 2.
 Đáp án: A
HS dựa vào tính chất vật lí của nhôm để chọn đáp án cho câu 3.
Đáp án B 
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS làm bài tập 4:
HS trình bày bài giải lên bảng:
 HS viết phương trình phản ứng:
2Al + 2KOH + 2H2O2KAlO2 +3H2
 2 2 2 2 3
 0,02mol ? ?
 GV gọi hs lên bảng làm bài tập 5.
 HS lên bảng trình bày bài giải.
GV yêu cầu HS viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định chất rắn thu được khi nung kết tủa.
AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl
0,06 0,18 0,06 mol
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
 0,04 0,02 mol
* Trường hợp 1: dd NaOH thiếu 
* Trường hợp 2: dd NaOH dư làm tan kết tủa Al(OH)3
Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 +2H2O
0,02 0,02
nNaOH = 0,18 + 0,02=0,2mol
Hoạt động 3:
 HS đọc đề phân tích để tìm ra cách giải.
GV gợi ý cho hs và gọi hs lên bảng trình bày bài giải.
2Al + 3CuO Al2O3 + 3Cu
 x 3/2x 3/2x (mol)
2Al + 3PbO Al2O3 + 3Pb
 y 3/2y 3/2y (mol)
=> mhh= 0,3.80+0,15.223=35,85g
Thông qua bài tập gv củng cố tính chất của nhôm và hợp chất.
Bài 1: Các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh vừa tác dụng với dung dịch bazơ mạnh?
A . Al2O3, Al, Mg. B.Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3.
C. Al(OH)3, Fe(OH)3, CuO. D. Al, ZnO, FeO.
Bài 2: Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết 3 gói bột Al, Al2O3, Mg?
A. dd NaOH. B. dd HCl. 
C. nước. D. Dd NaCl.
Bài 3: Tính chất nào sau đây không phải là của Al ?
	A. kim loại nhẹ, màu trắng 	 
 B. kim loại nặng, màu đen 	
 C. kim loại dẻo,dẽ dát mỏng,kéo thành sợi D.kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt
Bài 4: Cho 5,4g Al vào 100ml dung dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí thoát ra ở đktc. 
Bài 5: Cho 8,01g AlCl3 vào 1lít dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,04g. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH ban đầu. 
Bài 6: Để khử hoàn toàn mg 

File đính kèm:

  • docGiao an chuong 6Hoa 12 cb theo chuan kien thuc.doc
Giáo án liên quan