Bài giảng Tiết 40: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp)

Kiến thức: Giúp học sinh biết được:

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tử theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: gồm ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm

- Quy luật biến thiên trong chu kỳ, nhóm (áp dụng đối với chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII)

- Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tử theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: gồm ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm 
- Quy luật biến thiên trong chu kỳ, nhóm (áp dụng đối với chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII)
- Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.
2. Kĩ năng: 
- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.
- Dự đoán tính chất cơ bản của từng nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
B. CHUẨN BỊ: 
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Bảng tuần hoàn của một số nguyên tố. 
- Ô nguyên tố phóng to
- Chu kỳ 2,3 phóng to
- Nhóm I và nhóm VII phóng to.
- Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức cấu tạo nguyên tử ở lớp 8
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Tổ chức lớp học: ổn định nề nếp và kiểm tra sỉ số (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy nêu cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn.
- 2 HS lên bảng chữa bài tập 1 và 2 trang 101 SGK.
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nôi dung bài ghi
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
GV: Ngày nay người ta phát hiện ra khoảng 110 nguyên tố hoá học, chúng được sắp xếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Vậy các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn theo nguyên tắc nào, quy luật biến đổi tính chất của chúng ra sao ? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
- GV: yêu cầu HS quan sát các nguyên tố trong chu kì 2 và 3, liên hệ với dãy hoạt động hoá học của kim loại, tính chất hoá học của phi kim ® thảo luận các nội dung sau:
+ Sự thay đổi về số e lớp ngoài cùng như thế nào?
+ Đi từ đầu đến cuối chu kỳ, tính KL và PK của các nguyên tố thay đổi như thế nào?
- GV bổ sung: Số e của các nguyên tố tăng dần từ 1 ® 8 và lặp lại một cách tuần hoàn ở các chu kì sau.
- Sau đó, GV yêu cầu HS làm bài tập sau: 
Bài tập 1: Sắp xếp lại các nguyên tố sau theo thứ tự:
a) Tính kim loại giảm dần: Si, Na, Al, Mg.
b) Tính phi kim giảm dần:C, O, N, F.
Giải thích ngắn gọn.
- GV: nhận xét và chấm điểm.
* GV: yêu cầu các HS tiếp tục thảo luận về các nội dung:
- Số lớp e và só e lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm như thế nào?
- Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong cùng một nhóm thay đổi thế nào?
- GV: yêu cầu HS làm bài tập 2.
Bài tập 2: Sắp xếp lại các nguyên tố sau theo thứ tự:
- Tính KL giảm: K, Mg, Na, Al
- Tính PK giảm: S, Cl, F, P
(Giải thích ngắn gọn)
→ HS nhóm thảo luận theo các nội dung và ghi vào bảng nhóm.
+ Số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8.
+ Tính KL giảm, tính phi kim tăng.
® Đầu chu kì là một kim loại mạnh, cuối chu kì là một phi kim mạnh, kết thúc chu kì là một khí hiếm.
- HS làm bài tập ® cử đại diện lên bảng chữa bài. 
a) Na, Mg, Al, Si.
b) F, O, N, C.
Vì các nguyên tố cùng thuộc một chu kì ® theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
- Tính kim loại giảm dần.
- Tính phi kim tăng dần.
® HS:
- Số lớp e tăng dần.
- Số e lớp ngoài cùng bằng nhau.
- Đi từ trên xuống: Tính KL tăng, tính PK giảm
→ HS:
- Tính kim loại giảm: K, Na, Mg, Al
- Tính phi kim giảm: F, Cl, S, P.
- Giải thích dựa vào sự biến thiên tính chất các nguyên tố trong một chu kỳ và trong một nhóm.
III. Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
1. Trong một chu kỳ:
- Đi từ đầu đến cuối chu kỳ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 → 8e.
- Đầu mỗi chu kỳ là một KL mạnh, cuối chu kỳ là một PK mạnh, kết thúc là một khí hiếm.
- Tính KL của của các nguyên tố giảm & tính PK của các nguyên tố tăng dần.
2. Trong một nhóm:
- Trong cùng một nhóm đi từ trên xuống dưới (theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân) cấu tạo lớp vỏ nguyên tử của các nguyên tố có đặc điểm như sau:
Số lớp e tăng dần từ 1 → 7
Số e lớp ngoài cùng bằng nhau
- Tính chất các nguyên tố thay đổi như sau: Tính KL tăng dần đồng thời tính PK giảm dần
Hoạt động 3: Ý nghĩa cảu bảng HTTH các nguyên tố
- GV đặt vấn đề: Khi biết vị trí của một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn, ta có thể suy đoán được những điểm gì về nguyên tố đó ?
- GV đưa ra ví dụ: Biết nguyên tố A có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII ® Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố A.
- GV: Giới thiệu: ngược lại, nếu biết cấu tạo của nguyên tố, ta có thể biết vị trí của chúng trong bảng HTTH & dự đoán được tính chất của nguyên tố. 
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập sau:
VD: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +12, 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 2e. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng HTTH và tính chất cơ bản của nó.
® Biết được vị trí của nguyên tố, ta có thể suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
→ HS: Số hiệu của A = 17 
+ Điện tích hạt nhân: 17+
+ Số p = số e = 17
+ Chu kỳ 3 → có 3 lớp e.
+ Nhóm VII → Lớp ngoài cùng có 7 e.
A ở ô thứ 17 => A ở cuối chu kỳ 3 → A là PK mạnh.
→ HS: 
- X ở ô thứ 12
- Chu kì 3
- Nhóm II
- Tính chất: X là kim loại mạnh.
III. Ý nghĩa cảu bảng HTTH các nguyên tố
1. Biết vị trí các nguyên tố ta có thể suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố,
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí & tính chất của nguyên tố đó.
4. Củng cố: (4 phút)
GV: yêu cầu HS hoàn thành nội dung còn thiếu ở bảng dưới đây.	 
KHHH
Vị trí trên bảng HTTH
Cấu tạo nguyên tử
Tính chất hoá học cơ bản
STT
Chu kì
Nhóm
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Na
11
3
I
Br
35
35
4
7
Mg
12
3
II
O
8
8
2
6
GV: công bố đáp án bằng bảng chuẩn:
KHHH
Vị trí trên bảng HTTH
Cấu tạo nguyên tử
Tính chất hoá học cơ bản
STT
Chu kì
Nhóm
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Na
11
3
I
11
11
3
1
Kim loại mạnh
Br
35
4
VII
35
35
4
7
Phi kim mạnh
Mg
12
3
II
12
12
3
2
Kim loại mạnh
O
8
2
8
8
2
6
Phi kim mạnh
5. Dặn dò (2 phút)
- Bài tập về nhà: 3-7 trang 101 SGK.
- Hướng dẫn bài tập 7: 
a) Khối lượng mol của oxit A: = 64 gam
- Đặt CTHH của A: SxOy
 - Ta có tỷ lệ: x : y = : = 1 : 2
- CTPT của A: (SO2)n. Vì MA = 64 => n = 1. Vậy CTHH: SO2
b) Số mol SO2 = 0,2 mol; số mol NaOH = 0,36 mol
- Tỉ lệ số mol SO2 : NaOH = 1 : 1,8
Vậy khi cho SO2 vào dung dịch NaOH tạo ra hỗn hợp 2 muối: Na2SO3 và NaHSO3.
SO2 	+ 	2NaOH 	® 	Na2SO3 	+ 	H2O
0,18 mol	0,36 mol	0,18 mol
SO2 	+ 	H2O 	+	Na2SO3	® 	2NaHSO3
0,02 mol	0,02 mol	0,04 mol
=> Nồng độ mol của NaHSO3 = 0,04 : 0,3 = 0,13 M	
Nồng độ mol của Na2SO3 = 0,16 : 0,3 = 0,53 M
- Chuẩn bị cho bài sau:	- Ôn tập tính chất hoá học của phi kim.
	- Tính chất hoá học của phi kim Clo, cacbon.
	- Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.

File đính kèm:

  • docTiet_40.doc