Bài giảng Tiết 40: Oxit (tiết 1)

Kiến thức: HS biết và hiểu định nghĩa oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

 Nắm được sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit.

* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập công thức hoá học của oxit, kĩ năng lập phương trình hoá học có sản phẩm là oxit.

* Thái độ: Yêu thích môn học

B. Chuẩn bị:

* GV: Bảng phụ, bảng nhóm.

* HS: Nội dung của bài học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40: Oxit (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/01/07 Tiết 40: OXIT
A. Mục tiêu:
* Kiến thức: HS biết và hiểu định nghĩa oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
 Nắm được sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit.
* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập công thức hoá học của oxit, kĩ năng lập phương trình hoá học có sản phẩm là oxit.
* Thái độ: Yêu thích môn học
B. Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, bảng nhóm.
* HS: Nội dung của bài học.
C. Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I.Định nghĩa:(SGK)
* VD: P2O5, Al2O3, SO2 
II.Công thức
* Công thức dạng chung: MxOy
* Trong đó: M(có hoá trị n)
 O(có hoá trị II)
* Theo qui tắc hoá trị: n . x = II . y
III.Phân loại
* Oxit gồm 2 loại chính: 
+ Oxit bazơ:Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
VD: CO2, P2O5, SO3
+ Oxit axit: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
VD: Na2O, CuO, Fe2O3
IV.Cách gọi tên
 Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
* Chú ý:(SGK)
* VD1: Gọi tên các oxit bazơ sau:
+ Na2O: natri oxit 
+ CuO: đồng oxit
+ Fe2O3: sắt (III) oxit 
+ FeO:sắt (II) oxit
* VD2: Gọi tên các oxit axit sau:
+ CO: cacbon monooxit(cacbon oxit)
+ CO2: cacbon đioxit 
+ SO3: lưu huỳnh trioxit
+ P2O5: điphotpho pentaoxit
Hoạt động của GV
* Hoạt động 1: (5’) KTBC + ĐVĐ bài mới
- Thế nào là phản ứng hoá hợp? Viết hai phương trình phản ứng minh hoạ.
- Gọi HS chữa bài tập 2/87 SGK
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Nhận xét, ghi điểm
ĐVĐ: Các sản phẩm ở phương trình (1), (2) được gọi là oxit. Vậy oxit là gì? Có mấy loại oxit? Công thức hoá học của oxit gồm những nguyên tố nào? Cách gọi tên các oxit như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên.
* Hoạt động 2:(10’) Định nghĩa oxit
GV: Hãy kể tên các chất là oxit mà em biết?
GV: Em hãy nhận xét về thành phần nguyên tố của các oxit đó?
GV: Gọi một HS nêu định nghĩa.
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài tập 1
(ghi bảng phụ)
BT1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit.
a) K2O, b) CuSO4, c) Fe2O3, d) H2S, e) SO3 
GV: CuSO4, H2S không phải là oxit. Vì sao?
 Công thức hoá học của oxit gồm những nguyên tố nào?
* Hoạt động 3:(7’) Công thức oxit
GV: Yêu cầu HS nhắc lại:
Qui tắc hoá trị đối với hợp chất 2 nguyên tố
Các thành phần trong công thức của oxit
GV: Nguyên tố O(II), nguyên tố khác M(n)
GV: - Em hãy viết công thức chung của oxit?
 - Em hãy áp dụng qui tắc hoá trị đối với hợp chất MxOy.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2/91 SGK
Lập công thức oxit của photpho (V)
Lập công thức oxit của crom(III)
Các em đã biết oxit là gì, công thức oxit được viết như thế nào? Vậy có mấy loại oxit
* Hoạt động 4:(8’) Phân loại oxit
GV: Dựa vào thành phần có thể chia oxit thành 2 loại chính:( ghi bảng phụ)
GV: Em hãy cho biết kí hiệu và hoá trị của một số phi kim thường gặp?
GV: Em hãy viết công thức oxit của các nguyên tố trên?
GV: Giới thiệu các axit tương ứng với các oxit axit:
CO2 H2CO3; P2O5 H3PO4; SO3 H2SO4
GV: Em hãy cho biết kí hiệu và hoá trị của một số kim loại thường gặp?
GV: Em hãy viết công thức oxit của các nguyên tố trên?
GV: Giới thiệu bazơ tương ứng với các oxit bazơ
Na2O NaOH;CuO Cu(OH)2;Fe2O3 Fe(OH)3
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài tập 4/91 SGK
Những chất nào thuộc loại oxit bazơ
Những chất nào thuộc loại oxit axit
Oxit được phân làm 2 loại chính: oxit bazỏ và oxit axit. Vậy cách gọi tên các oxit như thế nào?
* Hoạt động 5:(8’) Cách gọi tên oxit
GV: Giới thiệu cách gọi tên oxit (ghi bảng phụ) Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
* Chú ý: 
- Nếu kim loại có nhiều hoá trị:
Tên oxit: Tên kim loại(kèm theo hoá trị) + oxit
 -Nếu phi kim có nhiều hoá trị:
Tên oxit: Tên phi kim(kèm tiếp đầu ngữ ) + oxit (kèm tiếp đầu ngữ)
GV: Giới thiệu các tiếp đầu ngữ (sgk)
GV: Yêu cầu HS gọi tên các oxit bazơ:
 Na2O, CuO, Fe2O3, FeO
GV: Yêu cầu HS gọi tên các oxit axit:
 CO2, P2O5, SO3, CO
* Hoạt động 6: (2’) Củng cố
GV: Gọi HS đọc đề bài tập 1/91 SGK
- Yêu cầu HS chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống.
GV: Gọi HS đọc đề bài tập 5/91 SGK
- Chỉ ra những công thức hoá học viết sai
Hoạt động của HS
HS1: Trả lời lý thuyết
 Viết 2 phương trình phản ứng hoá hợp
 4P + 5O2 2P2O5 (1)
 4Al + 3O2 2Al2O3 (2)
HS2: Chữa bài tập 2/87 SGK
 Mg + S MgS
 Zn + S ZnS
 Fe + S FeS
 2Al + 3S Al2S3
HS: P2O5, Al2O3, SO2 
HS: Phân tử gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
HS: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
HS: Các hợp chất oxit là:
a) K2O
c) Fe2O3 
e) SO3
HS: +Vì CuSO4 có nguyên tố oxi nhưng lại gồm 3 nguyên tố.
 + Vì H2S có 2 nguyên tố nhưng không có nguyên tố oxi.
HS1: Qui tắc hoá trị: “Tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia”
HS2: Thành phần nguyên tố gồm: O và nguyên tố khác 
HS: - Công thức chung của oxit: MxOy
 - Ta có: n . x = II . y
HS: Làm theo yêu cầu của GV
 a) P2O5
 b) Cr2O3 
HS: Một số phi kim: C(IV), P(V), S(VI) 
HS: Công thức oxit: CO2, P2O5, SO3
HS: Ghi bài
HS: Một số kim loại: Na(I), Cu(II), Fe(III)
HS: Công thức oxit: Na2O, CuO, Fe2O3
HS: Ghi bài
HS: Chữa bài tập 4/91 SGK
Oxit bazơ: d)Fe2O3, e)CuO, g)CaO
Oxit axit: a)SO3, b)N2O5, c)CO2
HS: Ghi bài
HS1: Gọi tên các oxit bazơ: 
+ Na2O: natri oxit; + CuO: đồng oxit
+ Fe2O3: sắt (III) oxit; + FeO:sắt (II) oxit
HS2: Gọi tên các oxit axit:
+ CO: cacbon monooxit (cacbon oxit)
+ CO2: cacbon đioxit 
+ SO3: lưu huỳnh trioxit
+ P2O5: điphotpho pentaoxit
HS: Chữa bài tập 1/91 SGK
hợp chất..hainguyên tốoxinguyên tốoxit.
HS: Chữa bài tập 5/91 SGK
 - Công thức viết sai: NaO, Ca2O
D. Hướng dẫn tự học:(5’)
* Bài vừa học: - Học bài theo vở ghi + SGK
 - Làm các bài tập 1,2,3,4,5/91 SGK ( đã hướng dẫn)
* Bài sắp học: Điều chế khí oxi – phản ứng phân huỷ
1. Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách nào? 
2. Trong công nghiệp khí oxi được điều chế bằng cách nào? 
3. Hoàn thành bảng trang 93 SGK. Phản ứng phân huỷ là gì?
E. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTIET 40.doc