Bài giảng Tiết 40: Ôxit (tiếp theo)

Kiến thức: H/s nêu được khái niệm oxit , sự phân loại oxit & cách gọi tên oxit

 2. Kĩ năng: lập công thức hoá học của oxit , lập phương trình p/ư hoá học có sản phẩm là oxit , h/đ nhóm

3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40: Ôxit (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 40 Ôxit
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: H/s nêu được khái niệm oxit , sự phân loại oxit & cách gọi tên oxit
 2. Kĩ năng: lập công thức hoá học của oxit , lập phương trình p/ư hoá học có sản phẩm là oxit , h/đ nhóm
3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học
II. Đồ dùng:
 1. G/v: Bộ bìa có ghi công thức hoá học , phiếu học tập
 2. H/s: Đọc trước bài 26 sgk
III.Phương pháp:
 -Đàm thoại, hđn,
IV:Tổ chức giờ học: 
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ (10 phút): 1/ Em hãy nêu định nghĩa của p/ư hoá hợp & cho ví dụ minh hoạ 
 2/ Chữa bài tập số 2 ? Phần đáp án giải ở vở bài tập
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
 * Khởi động: oxit là gì ? Có mấy loại oxit ? công thức hoá học của oxit gồm những nguyên tố nào ? cách gọi tên oxit như thế nào ?
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 10
phút
 5
phút
 5
phút
 8
phút
Hoạt động 1
MT: nêu được khái niệm oxit
- G/v sử dụng các ví dụ của h/s lên bảng để vào mục I . Đó là các chất tạo thành ở các p/ư trên đều thuộc oxit.
? Em hãy nhận xét về thành phần của các oxit đó ?
- H/s trả lời h/s khác nhận xét 
? Em hãy rút ra kết luận về oxit ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
- G/v đưa ra nội dung bài tập: Trong các hợp chất sau , hợp chất nào thuộc loại oxit:
a) K2O b) CuSO4 c) Mg(OH)2
d) H2S e) SO3 f) Fe2O3
- Hướng dẫn h/s hoạt động theo nhóm bàn
nhóm thảo luận thống nhất kết quả 
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v đưa ra đáp án đúng : a , e , f.
? Vì sao CuSO4 không phải là oxit ? vì sao 
- H/s trả lời h/s khác bổ xung.
Hoạt động 2
MT: lập công thức hoá học của oxit
- Y/c học sinh nhắc lại :
 + Qui tắc hoá trị áp dụng đối với hợp chất hai nguyên tố
 + Nhắc lại thành phần của oxit
- Y/c hoạt động theo nhóm bàn – nhóm 
thảo luận thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm trả lời nhóm khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức.
? Dựa vào các ý kiến trên em hãy viết công thức chung của oxit ?
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
Hoạt dộng 3
MT: sự phân loại oxit 
G/v thông báo : dựa vào thành phần có thể chia oxit thành hai loại chính: ôxit axit & oxit bazơ
? Em hãy cho biết kí hiệu của một số phi kim thường gặp ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
? Dựa vào khái niệm về oxit em lấy 3 ví dụ về ôxit axit ?
- Y/c hoạt động theo nhóm bàn nhóm thảo luận thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & đưa đáp án đúng
- G/v bổ xung: CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3
 SO3 tương ứng với axit sunfuaric H2SO4
P2O5 - - - - - - phôtphoric H3PO4
? Em hãy kể tên những kim loại thường gặp ? lấy 3 ví dụ Oxit bazơ ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
- G/v bổ xung: K2O tương ứng với bazơ KOH (kali hiđroxit)
CaO tương ứng với bazơ Ca(OH)2 canxi hiđroxit 
MgO tương ứng với bazơ Mg(OH)2 magiê hiđrôxit
Hoạt động 4
MT:Cách gọi tên ô xít.
- G/v nêu nguyên tắc gọi tên oxit
- Y/c học sinh gọi tên các oxit bazơ có ở 
phần b của III 
- G/v lắng nghe cách đọc của h/s & sửa sai
- G/v nêu nguyên tắc gọi tên oxit đối với
trường hợp kim loại nhiều hoá trị & phi kim nhiều hoá trị
? Em hãy gọi tên công thức sau đây: FeO , Fe2O3.
- G/v bổ xung: khi đọc tên của phi kim 
(có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
? Em hãy đọc tên một số các công thức sau: SO2 , SO3 , P2O5 ... ?
I. Định nghĩa.
- Ôxit là hợp chất của hai nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi
 Ví dụ: CaO , SO2 , Fe2O3 ...
II. Công thức hoá học
- Công thức của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y & kí hiệu của một nguyên tố khác M (có hoá trị n) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng qui tắc về hoá trị
 II . y = n . x
III. Phân loại
 a) Ôxit axit:
- Thường là ôxit của phi kim & tương ứng với một axit: CO2 , P2O5 , SO3 ...
 b) Oxit bazơ. 
- Oxit bazơ thường là oxit của kimloại & tương ứng với một bazơ: K2O , CaO , MgO ...
IV. Cách gọi tên .
- Tên oxit : tên nguyên tố + oxit
- Ví dụ: K2O: kali oxit
 CaO: canxi oxit
 MgO: magiê oxit
* Nếu kim loại có nhiều hoá trị:
- Tên oxit bazơ: tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit 
- Ví dụ: FeO : sắt (II) oxit
 Fe2O3: sắt (III) oxit
* Nếu phi kim có nhiều hoá trị.
- Tên oxit axit: tên phi kim + oxit
 mono: nghĩa là 1
 đi: nghĩa là 2
 tri: nghĩa là 3
 tera: nghĩa là 4
 penta: nghĩa là 5
- Ví dụ: SO2 lưu huỳnh đioxit
 SO3 lưu huỳnh trioxit
 P2O5 điphôtpho pentaoxit
4. Củng cố (5 phút): Tổ chức cho h/s trò chơi theo nhóm. Nội dung: dán các bìa có ghi các công thức hoá học vào phần tên gọi sao cho phù hợp ( chú ý màu bìa của các nhóm phải khác nhau để dễ chấm điểm & đánh giá) : CO2 , BaO , Fe2O3 , SO3 , SO2 , CuSO4 , NaCl , H2SO4 , Fe(OH)3 , P2O5 , CuO 
 - Bảng phụ có ghi tên gọi của các oxit sau: 
 Oxit axit
 Oxit bazơ
Cácbon đioxit
đi photphopentaoxit
lưu huỳnh trioxit
lưu huỳnh đioxit
Silic đioxit
đồng (II) oxit
bari oxit
sắt (III) oxit
magiê oxit
chì (II) oxit
? Qua các bài tập trên em cho biết định nghĩa về axit ? cách gọi tên axit ?
5. Dặn dò (2 phút) : - bài tập về nhà: từ bài 1 – bài 5 tr.91 sgk
 - Đọc trước bài 27 sgk

File đính kèm:

  • docTIET40~1.DOC
Giáo án liên quan