Bài giảng Tiết 40: Bài thực hành số 3 tính chất, ăn mòn kim loại, sự ăn mòn kim loại (tiết 41)

I Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Củng cố kiến thức về sự ăn mòn các biện pháp chống ăn mòn kim loại

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng thao tác thí nghiệm, quan sát, giải thích về ăn mòn và chống ăn mòn Kim loại

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, an toàn trong thí nghiệm, thực hiện đúng theo qui định của giáo viên và nội qui phòng thí nghiệm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40: Bài thực hành số 3 tính chất, ăn mòn kim loại, sự ăn mòn kim loại (tiết 41), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 
Lớp
Tiết 
Sĩ số
Học sinh vắng mặt 
12C1
12C2
12C3
12C4
 Tiết 40
Bài thực hành số 3
tính chất, ăn mòn kim loại, sự ăn mòn kim loại
I Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức 
 Củng cố kiến thức về sự ăn mòn các biện pháp chống ăn mòn kim loại 
2. Kỹ năng 
Rèn luyện kỹ năng thao tác thí nghiệm, quan sát, giải thích về ăn mòn và chống ăn mòn Kim loại 
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, an toàn trong thí nghiệm, thực hiện đúng theo qui định của giáo viên và nội qui phòng thí nghiệm.
II. Chuẩn bị 
1. GV : Hoá chất Na, Mg, Fe, (Đinh sắt nhỏ hoặc dây sắt ) 
DD : HCl, H2SO4, CuSO4 
Dụng cụ : ống nghiệm , giá để ống nghiệm, đèn cồn , đũa hoặc giấy giáp 
2. HS: Ôn tập kiến thức 
III. Tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1
GV cho HS tiến hành thí nghiệm như (SGK) 
Học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát thí 
Nghiệm nhận xét, giải thích ? 
Hoạt động 2
Gv lưu ý cho HS đánh thật sạch gỉ của đinh sắt để p/ư xảy ra nhanh hơn 
HS tiến hành thí nghiệm như (SGK) 
Quan sát thí nghiệm , rút ra kết luận , giải thích , viết PTHH 
Hoạt động 3
GV cho HS tiến hành thí nghiệm (SGK) 
HS tiến hành thí nghiệm , quan sát hiện tượng xảy ra ? giải thích , rút ra kết luận .
1: Thí nghiệm 1: Dãy điện hoá của kim loại 
a.Tiến hành thí nghiệm ( SGK)
b. Quan sát hiện tượng xảy ra 
- Cốc (1) Khí thoát ra nhanh 
- Cốc (2) Khí thoát ra chậm 
- Cốc (3) Không có khí thoát ra 
c. Giải thích 
 2H+ + 2e H2 
 Fe Fe2+ + 2e
 Al Al3+ + 3e
Do Al hoạt động mạnh nên khí thoát ra nhanh hơn Fe . Cu không phản ứng 
2.Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng KL mạnh khử ion của KL yếu trong dung dịch 
a. Tiến hành thí nghiệm (SGK) 
b. Giải thích viết PTHH 
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
3.Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hoá học
a. Tiến hành thí nghiệm (SGK) 
- Nhận xét : quan sát thấy bọt khí trong 2 ống nghiệm thoát ra nhiều , khi cho thêm vào 1 ống nghiệm vài giọt dd CuSO4 ta thấy lượng khí thoát trong ống nghiệm vừa cho dd CuSO4 tăng mạnh 
- Giải thích : Hiện tượng khi cho dd CuSO4 vào ống nghiệm chứa Zn và dd H2SO4 : Bọt khí nhiều hơn vì đã có p/ư 
Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu
Cu bám trên mặt viên kẽm, trong dd H2SO4 tạo ra những pin điện, ở đó KL mạnh hơn là Zn bị phá huỷ nhanh hơn 
 3 Củng cố:
.Giáo viên hệ thống các thí nghiệm
Công việc cuối buổi thực hành 
GV nhận xét đánh giá buổi thực hành 
HS thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học , viết tường trình thí nghiệm theo mẵu 
4. Hướng dẫn về nhà : Đọc trước bài KLK , và hợp chất của KL kiềm 

File đính kèm:

  • docGIAO AN 12 TIET 40.doc
Giáo án liên quan