Bài giảng Tiết 40- Bài 31: Sơ lược về bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Mục tiêu : SGV/ 118
II. Chuẩn bị :
1/ Giáo viên : Bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
2/ Học sinh:
Đọc trước bài 31,
III. Phương pháp : trực quan, phát vấn, giảng giải.
IV. Tổ chức dạy học :
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (5)
1/ Ô nguyên tố cho biết điều gì ?Tìm trên bảng tuần hoàn ô nguyên tố 11 và cho biết thông tin về ô này.
Tiết 40 Bài 31 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG PHÂN LOẠI TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. Mục tiêu : SGV/ 118 II. Chuẩn bị : 1/ Giáo viên : Bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 2/ Học sinh: Đọc trước bài 31, III. Phương pháp : trực quan, phát vấn, giảng giải. IV. Tổ chức dạy học : Ì Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (5’) 1/ Ô nguyên tố cho biết điều gì ?Tìm trên bảng tuần hoàn ô nguyên tố 11 và cho biết thông tin về ô này. 2/ Ô nguyên tố 11 thuộc chu kì nào ? số lớp electron ? Thuộc nhóm nào ? số electron ngoài cùng? Giới thiệu bài mới : chúng ta cùng tìm hiểu tiếp về sự biến thiên các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ý nghĩa của chúng. Hoạt động của giáo viên và học sinh TG Nội dung Ì Hoạt động 2: - Quan sát chu kì 2 : đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì . ? Số electron lớp ngoài cùng như thế nào ? ? Đầu chu kì là nguyên tố loại nào ? cuối chu kì là nguyên tố loại nào ? ? Tính kim loại và tính phi kim như thế nào trong 1 chu kì ? xét cụ thể chu kì 2 và chu kì 3 . - Quan sát nhóm 1 : đi từ trên xuống dưới . ? Số lớp electron của nguyên tử như thế nào ? ? Na và K nguyên tố nào mạnh hơn ? à Đi từ trên xuống tính kim loại như thế nào? ? F và Cl nguyên tố nào mạnh hơn ? à Đi từ trên xuống tính phi kim như thế nào ? Xét cụ thể nhóm I và VII. Ì Hoạt động 3: - GV nêu ví dụ : như SGK và phát vấn từ ý . à Ý nghĩa 1. - GV nêu ví dụ : như SGK và phát vấn từ ý . à Ý nghĩa 2. 16’ 16’ III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: 1/ Trong một chu kì : - Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron. - Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. 2/ Trong một nhóm : - Số lớp electron của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học : 1/ Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. 2/ Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó. Ì Hoạt động 4: (5’) củng cố . BaØi tập 2 : X là Na. là kim loại mạnh phản ứng với nước, với phi kim,với oxi. Bài tập 5: b sắp xếp đúng. Bài tập 7 : a) Khối lượng mol khí A. Công thức hóa học của A là (SxOy)n Ta có tỉ lệ : x : y = MA = 64=( 32 +2+16)x n à n = 1, CTHH: SO2 b) Số mol 12,8 g SO2 : 12,8 : 64 = 0,2 mol Số mol NaOH : 0,3 x 1,2 = 0,36 mol. Tỉ lệ số mol của SO2 : NaOH = 0,2 : 0,36 = 1: 1,8. Vậy phản ứng như sau: SO2 + NaOH à NaHSO3 x mol x mol x mol SO2 + 2NaOH à Na2SO3 + H2O (0,2–x)mol 2(0,2–x)mol (0,2- x)mol - Có 2 muối tạo thành : NaHSO3 , Na2SO3 - ta có PT: x +2 (0,2 – x) = 0,36 à x = 0,04. - Nồng độ mol của NaHSO3 : 0,04 : 0,3 = 0,13M - Nồng độ mol của Na2SO3 : 0,16 : 0,3 = 0.35M. Ì Hoạt động 5: (3’) Học bài . Đọc trước bài 32. Hoàn thành bài tập. V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Giao an hoa 9 bai bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc tiet 2.doc