Bài giảng Tiết 4: Nồng độ mol - Tính theo phương trình hoá học (tiết 1)
Kiến thức
- Hiểu sâu hơn và nắm lại toàn bộ những kiến thức về PTHH, các bước cân bằng PT.
- Nêu được công thức tính nồng độ mol (CM) và biến đổi các đại lượng liên quan.
- Nắm vững cách tính số mol dựa vào nồng độ mol.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức về nồng độ mol, viết PTHH, kĩ năng tính toán và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ
Ngày soạn : 11/09/2011 Ngày giảng : 13/09/2011 Tiết 4 : Nồng độ mol - TíNH THEO PHƯƠNG TRìNH HOá HọC (Tiết 1) I- Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu sâu hơn và nắm lại toàn bộ những kiến thức về PTHH, các bước cân bằng PT. - Nêu được công thức tính nồng độ mol (CM) và biến đổi các đại lượng liên quan. - Nắm vững cách tính số mol dựa vào nồng độ mol.. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức về nồng độ mol, viết PTHH, kĩ năng tính toán và hoạt động theo nhóm nhỏ. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức tự giác học tập, ham học hỏi nghiên cứu biết cách pha chế dung dịch thông thường. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Hệ thống bài tập, câu hỏi. - HS: Ôn lại các kiến thức đã học về nồng độ mol, PTHH, công thức tính số mol. III. Tiến trình tiết giảng 1. ổn định lớp GV qui định vở ghi, SGK, hướng dẫn cách học bộ môn. 2. Kiểm tra bài cũ ?1. Nêu công thức tính nồng độ mol, giải thích ý nghĩa các đại lượng? ?2. Tính số mol của HCl có trong: a) 200ml dung dịch 2M. b) 400 cm3 dung dịch 1M. 3. Bài mới Hoạt động 1 : Công thức nồng độ mol Hoạt động giáo viên Hoạt động của HS - GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ để nhấn mạnh kiến thức về công thức nồng độ mol. - Từ (1) Hãy cho biết : n= ? V = ? - GV yêu cầu HS nắm vững các công thức chuyển đổi. - HS dựa vào phần kiểm tra bài cũ. - Nghe, ghi nhớ và rút ra kiến thức : * HS rút ra kiến thức : (1) (1) à n = CM.V (2) (1) à V = n/CM (3) Hoạt động 2 : Vận dụng công thức nồng độ mol tính toán - GV chia bài tập theo nhóm : - Các nhóm 1,2,3 làm bài tập theo thứ tự 1,2,3. Bài 1 : Tính nồng độ mol của các dung dịch sau ? a) 400 ml dung dịch NaOH 0,2mol . b) 200 ml dd có 7,3 (g) HCl c) 800 ml dd KOH có 5,6 (g) KOH. Bài 2 : Tính số mol của các chất có trong dung dịch sau ? a) 400 ml dung dịch NaOH 0,2M . b) 200 cm3 dd HCl 0,5M c) 800 ml dd KOH 0,1M. Bài 3 : Tính số thể tích các chất có trong dung dịch sau ? a) Dung dịch có 20 (g) NaOH 0,2M. b) Dung dịch có 11,2 (g) KOH 0,4M c) Dung dịch có 9,8 (g) H2SO4 0,2M - GV gợi ý giúp đỡ nhóm yếu. - Kiểm tra kiến thức nhóm. - Chốt lại kiến thức : - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * HS rút ra kiến thức : Bài 1 : a) CM ( NaOH) = 0,2/0,4 = 0,5 M b) CM ( HCl ) = 0,2/0,2= 1 M c) CM ( KOH) = 0,1/0,8= 0,125 M Bài 2 : a)nNaOH = 0,2. 0,4 = 0,08 mol b) nHCl = 0,2. 0,5 = 0,1 mol c) nKOH = 0,1. 0,8 = 0,08 mol Bài 3 : a) V(NaOH) = 0,5/0,2 = 2,5(l) b) V(KOH) = 0,5/0,4 = 1,25(l) c) V(H2SO4) = 0,1/0,2 = 0,5(l) Hoạt động 3. Tính theo PTHH Bài tập mẫu : Cho a(g) CuO tác dụng hết với 200 ml dd HCl 1 M. a) Viết PTHH b) Tính a = ? c) Tính khối lượng muối tạo thành ? - Yêu cầu HS đề xuất cách giải ? GV gợi ý : n(CuO)ò n(HCl) - Dựa vào công thức nồng độ mol. - Chốt lại kiến thức Bài 1 : Cho x(g) Al tác dụng hết với 300ml dd HCl 1M tạo nhôm clorua và khí H2. a) Viết PTHH b) Tính x = ? c) Tính V(H2) = ? ở ĐKTC - Gợi ý : + Dựa vào bài tập mẫu. + Chú ý hệ số mol của các chất. - HS đứng tại chố đề xuất cách giải. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đứng tại chỗ trình bày . * HS rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên. a) CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O (1) b) Ta có nHCl = 0,2.1 = 0,2 mol Theo (1) nCuO = nHCl = 0,2 mol à a = mCuO = 0,2.80 = 16(g) c) Theo (1) nCuCl2 = nCuO = 0,2(mol) à mCuCl2 = 0,2.135 = 27(g) * HS rút ra kiến thức : a) 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 (1) b) Ta có nHCl = 0,3.1 = 0,3(mol) - Theo (1) ta có nAl = 1/3.nHCl = 1/3.0,3 = 0,1 mol à x = mAl = 0,1.27 = 2,7(g) c) Theo (1) nH2 = 1/2nHCl = 0.5.0,3 = 0,15 mol. à V(H2) = 0,15.22,4 = 3,36 (l) 4. Hướng dẫn về nhà. - Ôn lại nội dung bài. - Xem lại cách giải bài tập mẫu và bài tập 1. - BTVN : + Cho 4 (g) MgO tác dụng hết với 300 ml dung dịch H2SO4 1M. a) Viết PTHH. b) Sau phản ứng chất nào dư có khối lượng bâo nhiêu> c) Tính khối lượng muối tạo thành. + Hướng dẫn : - Tính số mol MgO và H2SO4. - Tìm số mol chất hết, chất dư và tính theo chất hết (MgO hết, H2SO4 dư).
File đính kèm:
- tc9.doc