Bài giảng Tiết 4: Lưu huỳnh đioxit
MỤC TIÊU:
- HS hiểu được hững tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit
- Biết được các ứng dụng của lưu huỳnh đioxit.
- Biết được các phương pháp để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của SO2.
- Viết được các PTTHH minh hoạ tính chất hoá học của SO2.
Ngày dạy: 24/8/2011 - Lớp 9A1, 26,27/8/2011 - Lớp 9A5, 9A6, 9A2 I. MỤC TIÊU: 1.KiÕn thøc: - HS hiểu được hững tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit - Biết được các ứng dụng của lưu huỳnh đioxit. - Biết được các phương pháp để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2. KÜ n¨ng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của SO2. - Viết được các PTTHH minh hoạ tính chất hoá học của SO2. - Phân biệt được một số oxit cụ thể. II. CHUẨN BỊ: Một số tư liệu về ứng dụng của SO2, cách điều chế SO2 III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu tính chất hoá học của oxit axit và viết các phản ứng minh họa? (HS ghi ở góc bảng và giữ lại cho bài học mới) - Sửa bài tập 4 trang 9 SGK Dự kiến trẻ lời: * Tính chất hóa học của oxit axit: - Tác dụng với nước ® dung dịch axit; PTHH: SO3 (k) + H2O(l) ® H2SO4 (dd) - Tác dụng với dung dịch bazơ ® muối + H2O; PTHH:CO2(k)+Ca(OH)2(dd)®CaCO3(r)+ H2O(l) - Tác dụng với oxit bazơ ® muối; PTHH: CO2 (k) + CaO (r) ® CaCO3 (r) * Bài tập 4 trang 9. Số mol CO2 = 0,1mol PTHH: CO2(k) + Ba(OH)2(dd) ® BaCO3(r) + H2O(l) Theo PTHH: mol CO2 = mol Ba(OH)2 = mol BaCO3 = 0,1 mol b) => nồng dộ mol của dung dịch Ba(OH)2 = 0,5 mol/lit c) khối lượng BaCO3 = 19,7 gam. 3.Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chứ tình huống học tập. GV: Sản phẩm cháy giữa oxi và lưu huỳnh là chất gì ?--> HS: Lưu huỳnh đioxit GV: Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứa kĩ các tính chất và ứng dụng của lưu huỳnh đioxit. ® GV ghi đề mục lên bảng. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của SO2 GV: Giới thiệu các tính chất vật lý GV: SO2 là một oxit axit. Vậy SO2 có những tính chất hoá học nào ? - Gọi HS viết PTPƯ minh họa cho tính chất a. - GV: Dung dịch H2SO3 làm quỳ tím hóa đỏ ® Đọc tên axit H2SO3? - GV giới thiệu: SO2 là chất khí gây ô nhiễm không khí, là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. - Gọi HS viết PTPƯ cho tính chất b, c? - Yêu cầu HS đọc tên 3 muối tạo thành ở 3 PTHH trên? - Yêu cầu HS Kết luận về tính chất hóa học của SO2? ® HS nghe và ghi vào vở → HS trả lời: a) Tác dụng với nước b) Tác dụng với bazơ c) Tác dụng với oxit bazơ ® HS viết PTPƯ cho tính chất tác dụng với H2O. → Axit sunfurơ → HS lên bảng viết ở dưới lớp tự viết vào vở → HS gọi tên: - CaSO3: Canxi sunfit; - Na2SO3: Natri sunfit; - BaSO3: Bari sunfit → Có tính chất hóa học của oxit axit → SO2 là oxit axit I. T/c của lưu huỳnh đioxit 1. Tính chất vật lý Lưu huỳnh đioxit là chất khí, không màu, mùi hắc, độc, tan nhiều trong nước. 2. Tính chất hóa học a. Tác dụng với nước SO2(k) + H2O(l) → H2SO3(dd) b. Tác dụng với dung dịch bazơ SO2(k) + Ca(OH)2(dd) → CaSO3(r) + H2O(l) c. Tác dụng với oxit bazơ SO2(k) + Na2O(r) → Na2SO3(r) SO2(k) + BaO(r) → BaSO3(r) Kết luận: Lưu huỳnh đioxit là oxit axit. Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của SO2 GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK trang 10 và các tính chất hoá học của SO2 ® Nêu những ứng dụng của SO2 ? → HS nêu ứng dụng: - Sản xuất H2SO4; - Diệt nấm mốc .. II. Ứng dụng của SO2 - Dùng để sản xuất H2SO4; - Lầm chất tẩy trắng giấy; - Diệt nấm mốc.. Hoạt động 4: Điều chế SO2 -GV: Giới thiệu phương pháp điều chế SO2 trong PTN và trong công nghiệp - Yêu cầu HS viết PTPƯ? → HS viết PTPƯ 4FeS(r) + 11O2(k) 2Fe2O3(r) + 8SO2(k) III. Điều chế SO2 1. Trong phòng thí nghiệm: a. Muối sunfit + axit (ddHCl, H2SO4) Na2SO3(r) + H2SO4(dd) → Na2SO4(dd) + H2O(l) + SO2 b. Đun nóng H2SO4 đặc với Cu 2. Trong công nghiệp - Đốt lưu huỳnh trong không khí S(r) + O2(k) SO2(k) - Đốt quặng pyrit sắt (FeS2) 4FeS(r) + 11O2(k) 2Fe2O3(r) + 8SO2(k) 4. Củng cố - luyện tập GV: Yêu cầu HS làm bài tập: Bài tập 1: (Bài tập 1 trang 11 SGK) Bài tập 2: Cho 12,6 gam Na2SO3 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4. a) Tính thể tích khí SO2 thoát ra ở đktc. b) Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng. HS: làm bài tập Bài tập 1: (1) S(r) + O2(k) SO2(k) (2) SO2(k) + Ca(OH)2(dd) → CaSO3(r) + H2O(l) (3) SO2(k) + H2O(l) → H2SO3(dd) (4) H2SO3(dd) + 2 NaOH(dd) ® Na2SO3 (dd) + 2H2O(l) (5) Na2SO3(r) + H2SO4(dd) → Na2SO4(dd) + H2O(l) + SO2 (6) SO2(k) + Na2O(r) → Na2SO3(r) Bài tập 2: Na2SO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + SO2 + H2O =0,1 mol Theo PTPƯ: nH2SO4 = nSO2 = nNa2SO3 =0,1mol => VSO2 = 2,24lit = 0,5 M 5. Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập 2,3,4,5,6 trang 11 SGK; Bài tập 2.9 trang 5 SBT - Xem trước tính chất hoá học của axit: - Hướng dẫn bài tập 6* trang 11 SGK PTHH: SO2 + Ca(OH)2 ® CaSO3 + H2O nSO2 = 0,005 mol nCa(OH)2 = 0,007 mol Khối lượng các chất sau phản ứng: nCaSO3 = nSO2 = 0,005 => mCaSO3 = 0,6 gam nCa(OH)2 dư = 0,002 => mCa(OH)2 dư = 0,148 gam.
File đính kèm:
- Tiet_4.doc