Bài giảng Tiết 4: Bài tập về cấu tạo vỏ nguyên tử

 1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức về cấu tạo vỏ nguyên tử như lớp e, phân lớp e, số e tối đa trong mỗi phân lớp trong mỗi lớp

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỷ năng xác định các loại hạt p,n,e. Xác định số e trong mỗi lớp, mỗi phân lớp

 3. Thái độ: Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 4: Bài tập về cấu tạo vỏ nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 18/9/2011
 Tiết 4: 
BÀI TẬP VỀ CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức về cấu tạo vỏ nguyên tử như lớp e, phân lớp e, số e tối đa trong mỗi phân lớp trong mỗi lớp
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỷ năng xác định các loại hạt p,n,e. Xác định số e trong mỗi lớp, mỗi phân lớp
 3. Thái độ: Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.
II. CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: - Giáo án - Hệ thống bài tập và câu hỏi gợi ý ôn tập
 2. Học sinh - Ôn tập lại các kiến thức có liên quan trong chương 1
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp: kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV: Trong nguyên tử các e chuyển động như thế nào?
Ký hiệu các phân lớp? ký hệu các lớp?
Số phân lớp có trong mỗi lớp?
Số e tối đa trong mỗi phân lớp, trong mỗi lớp?
HS: Trả lời các câu hỏi mà GV đặt ra 
GV cho HS tự giải các bài tập 1 và 2
GV: Hướng dẫn HS thiết các phương trình biểu diễn mối liên quan giữa các loại hạt theo đề bài đài đẫ cho
a. HS: Thiết lập được các phương trình:
 2P + N = 28
 N = P + 1
Giải ra ta có P = 9; N = 10 
A = P + N A = 9 + 10 = 19
- GV: Cho HS biết các nguyên tử có Z82 thì tỉ số . Từ bất đẳng thức này kết hợp với dữ kiện bài cho lập phương trình để tìm P; N;e 
HS:Viết được P +N + e = 342P + N = 34
 Và mà Z =P 
Nghiệm phù hợi P = 10 hoặc 11
Với P = 10 thì N= 14 và A = 24
Với P = 11 thì N = 12 và A = 23
- HS tự giải các bài tập 5,6 dựa vào thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
GV cho nhận xét và củng cố lại
Tiết 4: BÀI TẬP VỀ CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
I. Kiến thức cơ bản:
- Sự chuyển động của e trong nguyên tử
- Lớp e và phân lớp e
-Số e tối đa trong một lớp trong một phân lớp
II. Bài tập luyện tập
Bài tập 1: Hãy cho biết mối quan hệ giữa đơn vị điện tích hạt nhân Z với số proton, số electron với số thứ tự của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Bài tập 2: Các lớp electron được đặc trưng bằng các số nguyên (gọi là số lượng tử chính) n = 1, 2, 3, 4. Và được đặt bằng các chữ cái.
Hãy ghi tên lớp electron ứng với các lớp n = 1, 2, 3, 4.
Sắp xếp các lớp đó theo thứ tự từ trong ra ngoài.
Bài tập 3: Một nguyên tử có tổng các hạt proton, nơtron, electron là 28. Biết số nơtron bằng số proton cộng thêm 1.
a. Hãy cho biết số proton trong nguyên tử?
b. Số khối của hạt nhân.
Bài tập 4: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 34. Tìm số p, n và số khối
Câu 5. Các nguyên tử và ion: Ne, Na+ , F- có điểm chung là
 A. Có cùng số khối. 
 B. Có cùng số electron 
C. Có cùng số proton 
 D. Có cùng số nơtron
Câu 6. Cation X+ có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là : 2s2 2p6 . Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X là
A. 3s1 B. 3s2 C. 3p1 D. 2p5 
4. Củng cố -dặn dò
-GV nhắc lại một số kiến thức trọng tâm
5. Bài tập về nhà: Làm thêm các bài tập 1.33, 1.34, 1.35 SBT
Câu 1. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố Y là 21. Hãy viết kí hiệu nguyên tố Y ?
Câu 2. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố R là 34. 
Hãy xác định số p, n của nguyên tố R.
Câu 3. (ĐH-KA-2006). Tổng số hạt mang điện trong ion AB32- bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. 
 a/ Xác định số hiệu nguyên tử của 2 nguyên tố A và B ? 
 b/ Viết cấu hình electron của 2 nguyên tử A và B ? 
Câu 4. Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z , biết tổng số hạt của 3 đồng vị bằng 129, số nơtron đồng vị X hơn đồng vị Y một hạt. Đồng vị Z có số proton bằng số nơtron. Xác định điện tích hạt nhân nguyên tử và số khối của 3 đồng vị X, Y, Z ?
 Ngày soạn : 22/9/2011
 Tiết 5: BÀI TẬP VỀ CÂU HÌNH ELECTRON
VÀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức về quy luật sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố
 Từ cấu hình electron suy ra vị trí trong BTH và ngược lại
 2. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng viết cấu hình electron của các nguyên tử. Từ cấu hình electron suy ra vị trí trong BTH 
 3. Thái độ: Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.
II. CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: - Giáo án - Hệ thống bài tập và câu hỏi gợi ý ôn tập
 2. Học sinh - Ôn tập lại các kiến thức có liên quan trong chương 1
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp: kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV: Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự sắp xếp các mức năng lượng theo các lớp và phân lớp. Hs có thể nhớ theo dãy ô số hoặc nhớ theo qui tắc klechkovski
HS:- Lập dãy ô số 
1s	2s2p	3s3p	4s4p3d	5s4d5p	6s4f5d6p	7s5f6d7p
- Qui tắc klechkovski 
n
7 7s 7p
6 6s 6p 6d 6f
5 5s 5p 5d 5f
4 4s 4p 4d 4f
3 3s 3p 3d
2 2s 2p
1 1s
- HS tự giải các bài tập 1 dựa vào thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
GV cho nhận xét và củng cố lại
-HS tự giải các bài tập 2 dựa vào thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
GV cho nhận xét và củng cố 
- GV: Cho HS tự viết cấu hình e của R dựa vào cấu hình e của R+, Dựa vào số lớp e suy ra chu kỳ dựa vào số e lớp ngài cùng suy ra nhóm
HS: a. Cấu hình e của R: 1s22s22p63s1
b.R có 3 lớp e nên thuộc chu kỳ 3, lớp ngoài cùng có 1e nên thuộc nhóm IA, R là nguyên tố Na
c. R là kim loại 
 2Na +Cl22NaCl
 2 Na +2H2O2NaOH + H2
d. X có cấu hình e : 1s22s22p5. X là nguyên tố Flo
-Bài tập 4: HS tự giải bài tập này
Tiết 5: BÀI TẬP VỀ CÂU HÌNH ELECTRON
VÀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Kiến thức cơ bản
1. Thứ tự các mức năng lượng 
1s 2s 3s 3p 4s 3d 4p 5s ... 
2. Cách viết cấu hình electron
 Xác định số electron lớp ngoài cùng, xác định loại nguyên tố.
II. Bài tập luyện tập 
Bài tập 1: Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tố có lớp ngoài cùng là :
2s22p3 ; 2s22p6 ; 3s23p1 ; 3s23p6
Bài tập 2: Nguyên tử của nguyên tố X sau khi nhường đi 1 electron ở lớp ngoài cùng tạo ra cation X+. Cation X+ có cấu hình electron là 1s22s22p6
- X có bao nhiêu electron
- Viết cấu hình electron của X
Bài tập 3: Cho cation R+ có cấu hình lớp vỏ ngoài cùng : 2p6
a. Viết cấu hình của nguyên tử R
b. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn ? R là nguyên tố gì ? 
c. Tính chất hóa học đặc trưng của R ? Viết hai pt phản ứng minh họa ?
d. Anion X- có cấu hình giống R+. Hỏi X là nguyên tố gì ? Viết cấu hình e của X.
Bài tập 4: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 35. Hãy cho biết:
a. X ở chu kì nào ? Nhóm nào ?
b. Tính chất hóa học đặc trưng của X ?
4. Củng cố -dặn dò
-GV nhắc lại một số kiến thức trọng tâm
-GV cho HS bài tập về nhà 
5. Bài tập về nhà: Làm thêm các bài tập 1.44, 1.46 SB
 C©u 1. CÊu h× nh electron cña ion nµo d­íi ®©y gièng khÝ hiÕm?
 A. Cu2+ B. Fe2+ C. K+ D. Cr3+
Câu 2. Cho cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố sau:
 a, 1s2 2s2 b, 1s2 2s2 2p5 c, 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
 d, 1s2 2s2 2p6 3s2 e, 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 
 Cấu hình e của các nguyên tố phi kim là ?
 A. a, b B. b, c C. c, d D. b, e
Câu 3. Ion có 18 electron và 16 proton mang điện tích là
 A. 16+ B. 2- C. 18- D. 2+
Câu 4. Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó tổng số hạt mạng điện gấp 1,889 lần số hạt không mang điện.
a/ Xác định R ? 
b/ Viết cấu hình electron của nguyên tử X ở trạng thái cơ bản ?
 c/ Nguyên tố R là kim loại hay phi kim ? Vì sao ?
d/ Vị trí của R trong HTTH

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon lop 10.doc
Giáo án liên quan