Bài giảng Tiết: 4 - Bài 3: Bài thực hành số 1 (tiết 1)

Kiến thức:

 + HS làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm.

 + HS nắm được một số quy tắc an toàn trong PTN.

 + So sánh được nhiệt độ nóng chảy của một số chất.

 2. Kĩ năng:

 + Biết dựa vào TCVL khác nhau để tách chất ra khỏi hỗn hợp.

 + Rèn luyện kĩ năng quan sát, nêu hiện tượng qua thí nghiệm.

 + Bước đầu làm quen với thí nghiệm hoá học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 4 - Bài 3: Bài thực hành số 1 (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/8/2011
Ngày giảng: 25/8/2011
Tiết: 4
B ÀI 3. BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 + HS làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm.
 + HS nắm được một số quy tắc an toàn trong PTN.
 + So sánh được nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
 2. Kĩ năng: 
 + Biết dựa vào TCVL khác nhau để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
 + Rèn luyện kĩ năng quan sát, nêu hiện tượng qua thí nghiệm.
 + Bước đầu làm quen với thí nghiệm hoá học.
 3. Giáo dục: Có hứng thú nghiên cứu khoa học, tuân thủ quy tắc PTN, yêu
 khoa học và thực nghiệm, tính kiên trì, cẩn thận, tiết kiệm.
II. CHUẨN BỊ:
- Hóa chất: S, P, parapin, muối ăn, cát. 
- Dụng cụ: ống nghiệm , kẹp ống nghiệm, phễu thủy tinh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, đèn cồn, nhiệt kế, giấy lọc, một số dụng cụ khác.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định
Kiểm tra sĩ số các lớp
Lớp
Hs Vắng
Có LD
K LD
Ngày giảng
8A
8B
8C
2. Kiểm tra
1.Muốn biết nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cần phải làm thế nào?
2. Dựa vào đâu để tách được chất ra khỏi hỗn hợp?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Một số quy tắc an toàn, cách sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm:
Gv: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm.
- Nội quy phòng thực hành.
- Hs: Đọc bảng phụ (mục I và II) sgk Trang 154.
Gv: Giới thiệu nhãn của một số hoá chất nguy hiểm.
Hs: Quan sát các hình Trang 155 rồi gv giới thiệu các dụng và cách sử dụng các dụng này trong phòng TN.
Hoạt động 2:Tiến hành thí nghiệm:
Xác định nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
-Gv: cho học sinh đọc phần hướng dẫn trong Sgk.
- Cho Hs làm TN theo 4 nhóm.
- Hướng dẫn HS quan sát sự chuyển trạng thái từ rắn -> lỏng của parafin (đây là nhiệt nóng chảy của parafin, ghi lại nhiệt độ này).
- Ghi lại nhiệt độ sôi của nước.
-Khi nước sôi, lưu huỳnh đã nóng chảy chưa?
- Vậy em có nhận xét gì?
Gv: hướng dẫn HS tiếp tục kẹp ống nghiệm đun trên đèn cồn cho đến khi S nóng chảy. Ghi nhiệt độ nóng chảy của S.
-Vậy nhiệt độ nóng chảy của S hay của parafin lớn hơn ?
Gv: Qua TN trên, em hãy rút ra nhận xét chung về sự nóng chảy của các chất ntn ?
*Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Hs: nghiên cứu cách tiến hành Trang 13.
Gv: Ta đã dùng những phương pháp gì để tách muối ra khỏi hỗn hợp muối và cát ?
I. Một số quy tắc an toàn, cách sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm:
1. Một số quy tắc an toàn:
- Mục I Trang 154 sgk.
2. Cách sử dụng hoá chất:
-Mục II Trang 154 sgk.
-Thao tác lấy hoá chất lỏng, tắt đèn cồn, đun chất lỏng trong ống nghiệm...
3. Một số dụng cụ và cách sử dụng:
- Mục III Trang 155 sgk.
II. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1:
* Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của S và parafin:
- parafin có nhiệt độ nóng chảy: 42 oC
- Khi nước sôi S vẫn chưa nóng chảy.
- S có nhiệt độ nóng chảy: 113 oC.
- Nhiệt độ n/c S > nhiệt độ n/c parafin.
* Các chất khác nhau có thể nhiệt độ nóng chảy khác nhau. -> giúp ta nhận biết chất này với chất khác.
2.Thí nghiệm 2:
* Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát:
- So sánh chất rắn ở đáy ống nghiệm với muối ăn ban đầu ?
-Đun nước đã lọc bay hơi.
-Nước bay hơi thu được muối ăn
Hoạt động 3:
Làm bản tường trình thí nghiệm theo mẫu sau:
STT
Tên TN
Tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
PTPƯ
1
...............
................................................
..................
...................
...............
2
................
................................................
..................
...................
...............
4. Củng cố: Kiểm tra VS của học sinh.
5. Dặn dò:
Hoàn thành nội dung thực hành, xem trước nội dung bài nguyên tử, xem lại phần sơ lược về NT ở vật lý lớp 7 và trả lời các câu hỏi sau: Nguyên tử là gì? Cấu tạo nguyên tử ntn? Điện tích các hạt cấu tạo nên nguyên tử?
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 4.doc