Bài giảng Tiết 4 - Bài 2 : Một số oxit quan trọng (tiếp theo)
- Dạy lớp : 91 , 92 , 94
A. Mục tiêu :
- Biết được những tính chất của lưu huỳnh đioxit. Viết đúng phương trình hoá học cho mỗi tính chất hoá học .
- Biết dược những ứng dụng của SO2
- Biết được phương pháp điều chế SO2
B. Đồ dùng dạy học :
Tiết 4 Bài 2 : MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG ( TT ) Tuần : 2 B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT ( SO2 ) - Ngày soạn : 26.8.2009 - Ngày dạy : 31.8.2009 - Dạy lớp : 91 , 92 , 94 A. Mục tiêu : - Biết được những tính chất của lưu huỳnh đioxit. Viết đúng phương trình hoá học cho mỗi tính chất hoá học . - Biết dược những ứng dụng của SO2 - Biết được phương pháp điều chế SO2 B. Đồ dùng dạy học : - Dụng cụ : 1 ống nghiệm có nhánh, 2 ống nghiệm không nhánh, 1ống dẫn khí L, 1 ống nhỏ giọt. - Hoá chất : 1 lọ H2SO4 , 1 lọ Na2SO4 , 1 lọ CaO , 1 cuộn quì tím C. Tiến trình bài giảng : 1. Mở bài : 8’ - Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hoá học của canxioxit . Viết các phương trình hoá học minh hoạ - SO2 là oxit axit . Vậy nó có những tính chất hoá học nào ? Ta cùng tìm hiểu tiếp phần B 2. Phát triển bài : 32’ Tg Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS 20’ 5’ 7’ I. Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì ? - SO2 là chất khí mùi hắc, độc, nặng hơn không khí - SO2 có đầy đủ tính chất hoá học của oxit axit 1. Tác dụng với nước : Tạo thành dung dịch axit SO2 + H2O à H2SO3 ( SO2 gây ô nhiễm không khí, là nguyên nhân gây mưa axit ) 2. Tác dụng với dung dịch bazơ : Tạo thành muối và nước SO2 + Ca(OH)2 à CaSO3 + H2O 3. Tác dụng với oxit bazơ : Tạo thành muối SO2 + Na2O à Na2SO3 II. SO2 có những ứng dụng gì ? - Dùng để sản xuất H2SO4 - Dùng để tẩy trắng bột gỗ - Dùng để diệt nấm mốc III. Điều chế SO2 như thế nào ? 1. Trong phòng thí nghiệm : Cho muối sunfit tác dụng với dung dịch axit ( HCl , H2SO4 ) Na2SO3 + H2SO4 à Na2SO4 + H2O + SO2 2. Trong công nghiệp : - Đốt lưu huỳnh trong không khí : S + O2 SO2 - Đốt quặng pirit sắt ( FeS2 ) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 - Giới thiệu và tính chất vật lí của SO2 ( Phần sau sẽ quan sát lại ) - Gọi 1 học sinh nêu tính chất hoá học của oxit axit ? - Ghi 3 tính chất hoá học lên bảng - Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm ( theo hình vẽ và cách tiến hành theo SGK ). Ghi nhận hiện tượng và viết phương trình hoá học - Lần lượt gọi từng nhóm báo cáo kết quả của từng thí nghiệm - Nhận xét, sửa chữa, bổ sung và kết luận - Qua 3 thí nghiệm trên em có kết luận gì về tính chất hoá học của SO2 ? - Giới thiệu một số ứng dụng của SO2 - Giới thiệu : + Để điều chế một lượng nhỏ SO2 ta tiến hành ngay trong phòng thí nghiệm . Vậy trong phòng thí nghiệm để điều chế được SO2 ta cần những nguyên liệu nào ? + Viết phương trình hoá học - Sửa chữa và kết luận - Để cần một lượng lớn SO2 dùng trong công nghiệp. Ta điều chế như sau : + Đốt lưu huỳnh + Đốt quặng pirit - Giới thiệu 2 phương trình hoá học - Nêu 3 tính chất hoá học của oxit axit - Các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi nhận kết quả - Các nhóm cùng trao đổi, bổ sung - Kết luận SO2 có đầy đủ tính chất hoá học của oxit axit - Ghi nhận - Xem lại tính chất hoá học 1 . - Xác định nguyên liệu - Cả lớp cùng bổ sung - Ghi nhận 2 phương trình 3. Củng cố : 4’ Viết các phương trình chứng minh SO2 là oxit axit ? 4. Kiểm tra, đánh giá : 5’ Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất nào sau đây: a. K2SO3 và H2SO4 b. K2SO4 và HCl c. Na2SO3 và NaOH d. Na2SO4 và CuCl2 e. Na2SO3 và NaCl Viết phương trình hoá học 5. Dặn dò : 1’ - Giải các bài tập : 1,2,3,4 SGK - Học kĩ bài 2 phần B - Xem trước bài 3
File đính kèm:
- Tiết 4 Bài 2 MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG.doc