Bài giảng Tiết 4 - Bài 2 : Lipit (tiếp)
MỤC TIÊU
1) Kiến thức :
HV cần nắm được: Khái niệm lipit, các loại lipit, khái niệm chất béo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của chất béo.
HV hiểu : Nguyên nhân tạo nên tính chất của chất béo.
Ngày soạn : 15/08/2010 Lớp 12 A, tiết : , ngày soạn : sĩ số: phép: Lớp 12 B, tiết : , ngày soạn : sĩ số: phép: Lớp 12 C, tiết : , ngày soạn : sĩ số: phép: CHƯƠNG I : ESTE – LIPIT Tiết 4 Bài 2 : LIPIT A – MỤC TIÊU 1) Kiến thức : HV cần nắm được: Khái niệm lipit, các loại lipit, khái niệm chất béo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của chất béo. HV hiểu : Nguyên nhân tạo nên tính chất của chất béo. 2) Kĩ năng : Vận dụng mối quan hệ “ cấu tạo – tính chất” viết các PTHH minh họa tính chất este cho chất béo. 3) Thái độ, tình cảm: HV biết quý trọng và sử dụng hợp lý các nguồn chất béo trong tự nhiên. B – CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HV *GV: Hóa chất: dầu ăn, ,mỡ lợn, nước. *HV: Chuẩn bị bài theo nội dung SGK. C – TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Nội dung. Hoạt động 1 KIỂM TRA BÀI CŨ Hoạt động của GV Hoạt động của HV *GV: Em hãy nêu tính chất hóa học của este, viết PTHH minh họa? *GV: Gọi HV lên bảng trả lời câu hỏi. *GV: Nhận xét và cho điểm. *HV: Lên bảng trả lời. Hoạt động 2 KHÁI NIỆM VỀ LIPIT VÀ CHẤT BÉO *GV: Y/C HV dựa vào kiến thức môn sinh học để đưa ra khái niệm về lipit. *GV: Lipit gồm những loại nào? *GV: Đưa ra khái niệm chất béo. *GV: Giới thiệu về axit béo, yêu cầu HV đưa ra VD về axit béo. *GV: Đưa ra công thức tổng quát của chất béo. *GV: Gợi ý HV lấy VD về chất béo. *GV: chất béo trong đời sống có ở đâu? *HV: Thảo luận => đưa ra khái niệm. *HV: Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit... *HV: Ghi nội dung: Chất béo là trieste của glixerol và axit béo. *HV: CH3(CH2)16COOH axit strearic CH3(CH2)14COOH axit panmitic CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH axit oleic *HV: Ghi nội dung. CH2 – COOR1 | CH – COOR2 | CH2 – COOR3 *HV: lấy VD và gọi tên. *HV: Chất béo có trong: mỡ bò, mỡ gà, mỡ lợn...,dầu lạc, vừng, cọ, ôliu... Hoạt động 3 TÍNH CHẤT VẬT LÝ *GV: Trong thực tế chất béo tồn tại ở trạng thái nào? *GV: Vì sao chất béo lại tồn tại ở trạng thái như vậy? *GV: Chất béo có tan trong nước không? *HV: Trạng thái lỏng hoặc rắn. *HV: Giải thích – dựa vào gốc hiđrocacbon: + gốc không no là chất béo lỏng. + gốc no là chất béo rắn. *HV: không tan trong nước, nhẹ hơn nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Hoạt động 4 TÍNH CHẤT HÓA HỌC *GV: Yêu cầu HV nhắc lại tính chất hóa học của este? *GV: Chất béo có tính chất tương tự este, ngoài ra chất béo còn có phản ứng ở gốc hiđrocacbon. *GV: Yêu cầu HV viết PTHH của phản ứng thủy phân trong môi trường axit. *GV: Làm thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa. Y/C HV quan sát hiện tượng và viết PTHH? *GV: Giới thiệu phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng với xúc tác Ni và đun nóng. Y/C HV viết PTHH minh họa. *HV: Nhắc lại kiến thức. *HV: Nghe. *HV: Viết PTHH: (C17H35COO)3C3H5+3H2O C3H5(OH)3 + 3C17H35COOH *HV: Hiện tượng. *HV Viết PTHH. (RCOO)3C3H5 + NaOH RCOONa + C3H5(OH)3 *HV Viết PTHH. (C17H33COO)3C3H5 + H2 (C17H35COO)3C3H5 Hoạt động 5 ỨNG DỤNG *GV: Y/C HV đọc SGK kết hợp với kiến thức môn sinh học=>đưa ra ứng dụng của chất béo? *HV: Thảo luận: - Là nguồn dinh dưỡng quan trọng. - Dùng sản xuất xà phòng và glixerol - Tái chế thành nguyên liệu. Hoạt động 6 CỦNG CỐ – DẶN DÒ *GV củng cố bài: Cho HV làm bài tập 1, 2 SGK. *GV: dặn dò: đọc tư liệu sự chuyển hóa lipit trong cơ thể người. *Bài tập về nhà: 3, 4, 5 SGK trang 11 – 12 .
File đính kèm:
- Tiet 4.doc