Bài giảng Tiết 4 - Bài 2: Axit – bazơ - Muối (tiết 6)
Mục tiêu
-HS biết định nghĩa về axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính theo thuyết areniut.
-Vận dụng viết pt điện li của một số axit , bazơ, muối, hiđroxit.
II. Chuẩn bị
- Hoá chất: dd ZnCl2, NaOH, HCl
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, cặp ống nghiệm.
III. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở
Ngày dạy:.14/ 8 / 09. Tiết 4 Bài 2 AXIT – BAZƠ - MUỐI I. Mục tiêu -HS biết định nghĩa về axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính theo thuyết areniut. -Vận dụng viết pt điện li của một số axit , bazơ, muối, hiđroxit. II. Chuẩn bị - Hoá chất: dd ZnCl2, NaOH, HCl - Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, cặp ống nghiệm. III. Phương pháp - Đàm thoại gợi mở - Nêu vấn đề. IV. Tiến trình bài giảng Hoạt động của thầy và trò Hoạt động một Bài cũ:?1. Thế nào là sự điện li? chất điện li? Viết pt điện li của HCl, CH3COOH, Ca(OH)2 ?2. Thế nào là chất điện li mạnh ? chất điện li yếu? Cho ví dụ. Hoạt động 2 GV yêu cầu HS nêu định nghĩa cũ ở lớp 8 về axit và tìm hiểu định nghĩa mới của areniut về axit Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao các dd axit đều có một số tính chất chung? Đó là nhừng tính chất nào? GV cho HS biết người ta chia axit thành 2 loại: axit một nấc và axit nhiều nấc. Lấy ví dụ minh hoạ với HCl, H2SO4, H3PO4 Yêu cầu HS viết pt điện li của các axit trên. Hoạt động 3 GV yêu cầu HS tìm hiểu định nghĩa về bazơ theo Areniut. Viết pt điện li của các bazơ: KOH, Ca(OH)2 từ đó giải thích tại sao các dd bazơ lại có một số tính chất chung Hoạt động 4 GV biểu diễn thí nghiệm thể hiện tính lưỡng tính của Zn(OH)2, yêu cầu HS viết ptpư để giải thích hiện tượng và nêu kết luận về tính chất của Zn(OH)2 GV giải thích theo Areniut về khả năng phân li của Zn(OH)2 Yêu cầu HS nêu một số hiđroxit lưỡng tính thườnggặp GV hướng dẫn HS viết CT của chúng theo 2 dạng axit và bazơ Hoạt động 4 Yêu cầu HS viết pt điện li của các muối: NaCl, K2SO4, MgCl2 . Từ đó nhậ xét thành phần dd muối và rut ra định nghĩa về muối. GV lưu ý cho HS về sự phân li của các muối axit. Hoạt động 5 Củng cố: ?1. Nêu đ/n về axit, bazơ ,muối theo Areniut. ?2. Làm bài tập 2(gk) Nội dung kiến thức 1. HCl -----> H+ + Cl- CH3COOH ==== CH3COO- + H+ Ca(OH)2 ----> Ca2+ + 2OH- 2. Ví dụ : NaOH ----> Na+ + OH- HClO === H+ + ClO- I. Axit 1. Định nghĩa: Axit là những chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ . Nhận xét: Các dd axit có một số tính chất chung là do dd của chúng đều chứa cation H+ 2. Axit một nấc và axit nhiều nấc. Axit một nấc là axit khi tan trong nước chỉ phân li một nấc ra ion H+ Ví dụ: HCl ----> H+ + Cl- Axit nhiều nấc là axit khi tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ Ví dụ: H3PO4 ==== H+ + H2PO4- H2PO4- ==== H+ + HPO42— HPO4- ==== H+ + PO43- II. Bazơ Ví dụ: KOH ---> K+ + OH- Ca(OH)2 ---> Ca2+ + 2OH- Định nghĩa: Bazơ là hợp chất khi tan trong nước phân li ra anion OH- Nhận xét: dd bazơ có một số tính chất chung là do chúng đều chứa anion OH- III. Hiđroxit lưỡng tính Định nghĩa: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ. Một số hiđroxit thường gặp Dạng bazơ Dạng axit Al(OH)3 HALO2.H2O Zn(OH)2 H2ZnO2 Pb(OH)2 H2PbO2 IV. Muối 1. Định nghĩa: Ví dụ : NaCl ---> Na+ + Cl- K2SO4 ---> 2K+ + SO42- MgCl2 ---> Mg2+ + 2Cl- Đ/n: Muối là hợp chất mà khi tan trong nước phân li ra cation kim loại( hoặc NH4+) và anion gốc axit 2. Sự điện li của muối Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion gốc axit Nếu anion gốc axit còn H mang tình axit thì có thể phân li yếu ra ion H+ Ví dụ: NaHCO3 ---> Na+ + HCO3- HCO3- === H+ + CO32- V. Bài tập về nhà Bài 3,4,5 (SGK) và bài 1.8 ---> 1.14 (SBTHH) .............................................................................................................
File đính kèm:
- axit bazo muoi.doc