Bài giảng Tiết 4: Axit - Ba zo - muối

Kiến thức: -Định nghĩa: Axit,Bazơ,Hiđroxit lưỡng tính, muối theo thuyết Areniut

 -Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối axit muối trung hòa.

 -Nhận biết các chất cụ thể là Axit,bazơ,Hiđroxit lưỡng tính, Muối.

 2.Kĩ năng: Viết phương trình điện li của các Axit,Bazơ,Hiđroxit lưỡng tính, Muối.

 3.Thái độ: Thông qua các khái niệm Axit,bazơ,Hiđroxit lưỡng tính, muối giáo dục lòng biết ơn các nhà bác học qua các thế hệ đã cống hiến cho nền khoa học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 4: Axit - Ba zo - muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết: 4	Bài: 
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức:	-Định nghĩa: Axit,Bazơ,Hiđroxit lưỡng tính, muối theo thuyết Areniut
	-Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối axit muối trung hòa.
	-Nhận biết các chất cụ thể là Axit,bazơ,Hiđroxit lưỡng tính, Muối.
	2.Kĩ năng: Viết phương trình điện li của các Axit,Bazơ,Hiđroxit lưỡng tính, Muối.
	3.Thái độ: Thông qua các khái niệm Axit,bazơ,Hiđroxit lưỡng tính, muối giáo dục lòng biết ơn các nhà bác học qua các thế hệ đã cống hiến cho nền khoa học.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên.Ống nghiệm,dd NaOH,Muối Zn2+ ,HCl, NH3 quỳ tím
	2.Chuẩn bị của học sinh.Học bài cũ xem trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Nêu và giải quyết vấn đề , đàm thoại gợi mở .
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số lớp.
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi:Trong các chất sau chất nào là chất điện li mạnh,chất điện li yếu.HNO3,H2S,H2CO3, KOH,H2SO4 HCl.Viết phương trình điện li các chất.
	 Định hướng trả lời.- Chất điện li mạnh: HNO3, KOH,H2SO4 HCl
	-Chất điện li yếu: H2S,H2CO3
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới.Hãy dựa vào định nghĩa Axit,bazơ, muối ở lớp 9 em nào hãy định nghĩa và cho VD .Nếu dựa vào thuyết điện li thì axit là gì?Bazơ là gì ta vào bài Axit –Bazơ – Muối.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
5
HOẠT ĐỘNG 1: Định nghĩa 
-Gv lấy VD một số axit: HCl, HNO3,H2S. 
-Vậy các axit có các tính chất chung gì?
Hs.Viết phương trình điện li các chất nhận xét về các ion do axit phân li ra.
=> Các axit phân li ra ion H+ 
Hs. Suy ra tính chất chung của các axit 
I.AXIT.
1.Định nghĩa: (Areniut)
Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+ 
VD. HCl H+ + Cl-
CH3COOH CH3COO- + H+
-Tính chất chung:
+Làm quỳ tím hóa đỏ.
+Tác dụng với bazơ, oxit bazơ.
5
HOẠT ĐỘNG 2: .Axit một nấc và axit nhiều nấc.
Dựa vào phương trình điện li của HCl,HNO3,H2SO4 giáo viên cho học sinh nhận xét về số mol H+ do các axit phân li ra.
Từ đó axit một nấc và axit nhiều nấc.
Hs.Viết thêm phương trình điện li của H2SO4 và phương trình điện li của H3PO4
2.Axit một nấc và axit nhiều nấc.
-Axit mà 1 phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axit một nấc.
VD.HCl H+ + Cl-
 HNO3 H+ + NO3-
-Axit mà một phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc.
VD.H3PO4 H+ + H2PO4-
 H2PO4- H+ + HPO42-
 HPO42- H+ + PO43-
5
HOẠT ĐỘNG 3.Định nghĩa Bazơ
Giáo viên lấy một số VD về Bazơ cho học sinh viết phương trình điện li.Dựa trên phương trình điện li nhận xét đặc điểm chung của các bazơ.
Hs.Viết phương trình điện li các chất.
NaOH Na+ + OH-
KOH K+ + OH- 
Ba(OH)2 --> Ba2+ + 2OH-
II. ĐỊNH NGHĨA BAZƠ
1.Định nghĩa:(Areniut)
Bazơ là chất khi tan trong nước phân li raion OH-
VD.NaOH Na+ + OH-
 KOH K+ + OH- 
-Tính chất chung:
+ Làm quỳ tím hóa xanh.
+Tác dụng với oxit axit, axit.
Đó là tính chất của ion OH- trong dung dịch quy định.
5
HOẠT ĐỘNG 4..Bazơ một nấc và bazơ nhiều nấc.
 Dựa vào phương trình điên li các chất phân li ra nhận xét số OH- phân li.
Từ đó giáo viên đi đến khái niệm Bazơ một nấcvà bazơ nhiều nấc.
NaOH phân li ra 1 OH- 
Ba(OH)2 phân li ra2OH-
2.Bazơ một nấc và bazơ nhiều nấc.
Bazơ mà 1 phân tử chỉ phân li một nấc ra ion OH- là bazơ một nấc.
VD.KOH K+ + OH- 
Bazơ mà 1 phân tử chỉ phân li nhiều nấc ra ion OH- là bazơ nhiều nấc.
VD. Ba(OH)2 --> Ba2+ + 2OH-
10
HOẠT ĐỘNG 5 .HIĐROXITLƯỠNG TÍNH.
Gv làm thí nghiệm:
-Cho dung dịch HCl vào Zn(OH)2 
 -Cho dd NaOH vào Zn(OH)2
Gv.Vậy Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính .
Gv.Nêu Đặc điểm của hiđroxit lưỡng tính.
Hs.quan sát hiện tượng nhận xét và rút ra kết luận,viết phương trình.
Hiện tượng cả 2 ống nghiệm đều tan
=> Zn(OH)2 vừa tác dụng được với NaOH vừa tác dụng được với HCl.
III.HIĐROXITLƯỠNG TÍNH.
Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
Các Hiđroxit lưỡng tính thường gặp: Zn(OH)2;Al(OH)3;Sn(OH)2; Pb(OH)2
VD.Zn(OH)2
-Phân li kiểu bazơ:
Zn(OH)2 = Zn2+ + 2 OH-
-Phân li kiểu axit:
Zn(OH)2 = ZnO22- + 2 H+
15
HOẠT ĐỘNG 6. MUỐI
Lấy Vd một số muối Hs viết phương trình điện li. NaCl; NH4Cl; NaHCO3;Na2SO4 
Chú ý các muối được coi là không tan thì thực tế vẫn tan một lượng nhỏ đó là chất điện li mạnh.
Hs viết phương trình điện li. NaCl; NH4Cl; NaHCO3; Na2SO4 
Từ các phươg trình điện li học sinh nêu định nghĩa muối.
Hs.Viết phương trình điện li của NaCl và NaHSO4 
-Nhận xét các ion phân li ra từ đó đi đến khái niệm muối axit và muối trung hòa.
IV.MUỐI
1.Định nghĩa:
Làhợp chất khi tan trong nước phân li ra catiion kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.
VD.(NH4)2SO4 -->NH4+ + SO42-
 NaHCO3 --> Na+ +HCO3-
 K2SO4 --> 2K+ + SO42-
2.Phân loại 
a.Muối trung hòa.Muối mà anion gốc axit không còn H có khả năng phân li ra H+.
VD. NaCl, (NH4)2SO4
b.Muối axit. Muối mà anion gốc axit còn H có khả năng phân li ra H+.
VD. NaHCO3;NaH2PO4 
3.Sự phân li của muối trong nước.
-Hầu hết các muối tan đều phân li mạnh trong nước.
-Nếu gốc axit còn chứa H có tính axit thì gốc này phân li yếu ra ion H+.
VD.NaHCO3 --> Na+ + HCO3-
 HCO3- H+ + CO32-
5.Củng cố: 	Nêu định nghĩa Axit,BaZơ,Muối nêu VD.Viết phương trình điện li
	Muối có mấy loại, lấy vd cho từng loại và viết phương trình điện li.
6.Dặn dò và bài tập về nhà: Làm các bài tập sgk và xem trước bài mới.
IV.RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG. 	

File đính kèm:

  • doc4.doc
Giáo án liên quan