Bài giảng Tiết 39: Sự oxi hoá – phản ứng hoá hợp – ứng dụng của oxi (Tiết 3)

Kiến thức: HS hiểu được khái niệm sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp.

 HS biết được ứng dụng của khí oxi cần cho sự hô hấp của con người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết công thức hoá học của oxit, kĩ năng viết phương trình phản ứng của oxi với các đơn chất và hợp chất.

* Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học trong đời sống và sản xuất.

B.Chuẩn bị:

* GV: Bảng phụ, tranh vẽ “ứng dụng của oxi”

* HS: Nội dung của bài học

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39: Sự oxi hoá – phản ứng hoá hợp – ứng dụng của oxi (Tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/01/07 Tiết 39: SỰ OXI HOÁ – PHẢN ỨNG HOÁ HỢP – ỨNG DỤNG CỦA OXI
A.Mục tiêu:
* Kiến thức: HS hiểu được khái niệm sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp.
 HS biết được ứng dụng của khí oxi cần cho sự hô hấp của con người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết công thức hoá học của oxit, kĩ năng viết phương trình phản ứng của oxi với các đơn chất và hợp chất.
* Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học trong đời sống và sản xuất.
B.Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, tranh vẽ “ứng dụng của oxi”
* HS: Nội dung của bài học
C.Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I.Sự oxi hoá
* Định nghĩa:(SGK)
II.Phản ứng hoá hợp
* Định nghĩa:(SGK)
* VD: 4P + 5O2 2P2O5
 3Fe + 2O2 Fe3O4
 CaO + H2O Ca(OH)2
 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 4Fe(OH)3 
III.Ứng dụng của oxi 
*Nhận xét: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
Hoạt động của GV
* Hoạt động 1:(5’) KTBC + ĐVĐ bài mới
- Nêu các tính chất hoá học của oxi, viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Nhận xét, ghi điểm
ĐVĐ: Sự oxi hoá là gì? Thế nào là phản ứng hoá hợp? Oxi có ứng dụng gì? Để trả lời những câu hỏi trên các em cùng cô nghiên cứu bài học hôm nay.
* Hoạt động 2:(5’) Sự oxi hoá
GV: Yêu cầu HS cho biết các phản ứng ghi ở góc bảng có đặc điểm gì giống nhau?
GV: Những phản ứng hoá học kể trên với khí oxi được gọi là sự oxi hoá các chất đó. Vậy sự oxi hoá là gì?
GV: Các em hãy lấy VD về sự oxi hoá xảy ra trong đời sống hàng ngày?
GV: Nhận xét và sửa sai (nếu có).
* Phản ứng (1),(2) được gọi là phản ứng hoá hợp. Vậy phản ứng như thế nào thì được gọi là phản ứng hoá hợp?
* Hoạt động 3:(15’) Phản ứng hoá hợp
GV: Yêu cầu HS các nhóm hoàn thành bảng sau (ghi bảng phụ)
Phản ứng hoá học
Số chất phản ứng
 Số chất sản phẩm
4P + 5O2 2P2O5
3Fe + 2O2 Fe3O4
CaO + H2O Ca(OH)2
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 
 4Fe(OH)3 
 2
 1
GV: Yêu cầu HS nộp các bảng nhóm, tổ chức cho HS nhận xét
“ Em hãy nhận xét số chất tham gia phản ứng và số chất sản phẩm trong các phản ứng hoá học trên.”
 GV: Những phản ứng trên được gọi là phản ứng hoá hợp. Vậy phản ứng hoá hợp là gì?
GV: Giới thiệu về phản ứng toả nhiệt (sgk)
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2/87sgk
 + Gọi HS đọc đề bài tập
 + Gọi HS lên bảng giải
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Nhận xét, ghi điểm.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 (ghi bảng phụ)
BT1: 
to
1) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
to
a) ? + O2 Al2O3
to
b) C + ? CO2
to
c) ? + O2 Fe3O4
d) CH4 + ? CO2 + ?
2)Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng hoá hợp?
* Hoạt động 4:(10’) Ứng dụng của oxi
GV: Treo tranh: ứng dụng của oxi và đặt câu hỏi “ Em hãy kể các ứng dụng của oxi trong cuộc sống mà em biết”
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài tập 4/87. 
a) Dự đoán và giải thích hiện tượng khi cho 1 cây nến đang cháy vào lọ thuỷ tinh rồi đậy nút kín.
b) Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?
GV: Cho HS đọc phần đọc thêm:” Giới thiệu đèn xì oxi – axetilen”
* Hoạt động 5:(5’) Củng cố
GV: Gọi HS đọc đề bài 1/87 SGK
GV: Yêu cầu HS chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống.
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài tập 5/87
Hoạt động của HS
HS: Trả lời lý thuyết
to
 Viết phương trình phản ứng minh hoạ
to
 S(r) + O2(k) SO2(k) (1)
to
 3Fe(r) + 2 O2(k) Fe3O4(r) (2)
 CH4(k) + 2O2(k) CO2(k) + 2H2O(h)
HS: Các phản ứng đó đều có oxi tác dụng với chất khác.
HS: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá(chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất).
HS: Thảo luận và nêu ví dụ
HS: Thảo luận theo nhóm hoàn thành bảng
Phản ứng hoá học
Số chất phản ứng
 Số chất sản phẩm
4P + 5O2 2P2O5
3Fe + 2O2 Fe3O4
CaO + H2O Ca(OH)2
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 
 4Fe(OH)3 
 2
 .2
 2
 3
 1
 1
 1
 ...1...
HS: Nộp các bảng nhóm, nhận xét 
HS: Số chất tham gia phản ứng có thể là:2,3
 Số chất sản phẩm đều là1
HS: Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
HS: Làm theo yêu cầu của GV
 Mg + S MgS
 Zn + S ZnS
 Fe + S FeS
 2Al + 3S Al2S3
HS: Nhận xét
HS: Thảo luận theo nhóm
to
1) Hoàn thành phương trình phản ứng
to
a) 4Al + 3O2 2Al2O3
to
b) C + O2 CO2
to
c) 3Fe + 2O2 Fe3O4
d) CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
2) Các phản ứng a,b,c thuộc loại phản ứng hoá hợp, vì có 1 sản phẩm tạo ra từ 2 chất ban đầu.
HS: Kể các ứng dụng
+ Oxi cần thiết cho hô hấp của con người, động thực vật. 
VD: Phi công bay cao, thợ lặn, những chiến sĩ chữa cháy, bệnh nhân bị khó thở
+ Oxi cần thiết cho sự đốt nhiên liệu
VD: Đèn xì oxi – axetilen, lò luyện gang dùng không khí giàu oxi, chế tạo mìn phá đá, oxi lỏng còn dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa
HS1: ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần rồi tắt. Đó là vì khi nến cháy lượng oxi trong không khí sẽ bị giảm dần rồi hết lúc đó nến sẽ bị tắt.
HS2:  vì khi đậy nắp đèn cồn lại ngọn lửa đèn cồn không tiếp xúc được với oxi trong không khí nên đèn sẽ tắt.
HS:Làm theo yêu cầu của GV
..sự oxi hoá
một chất mớichất ban đầu
sự hô hấpđốt nhiên liệu
HS1: Vì khí oxi nặng hơn không khí nên 
HS2: Vì ở trong khí oxi bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần so với ở trong không khí, ngoài ra trong không khí một phần nhiệt bị tiêu hao do đốt nóng khí nitơ (chiếm 78% thể tích của không khí).
HS3:Bệnh nhân bị khó thở nên lượng oxi trong không khí (21%) không đủ cho cơ thể..
 Thợ lặn làm việc lâu dưới nước thiếu không khí(oxi) nên
D. Hướng dẫn tự học:(5’)
* Bài vừa học: - Học bài theo vở ghi + SGK
 - Làm bài tập 1,2,4,5/87 SGK (đã hướng dẫn)
 - Hướng dẫn 3/87 SGK: 
 + 1m3 = 1000dm3 = 1000lít
 + Thể tích khí CH4 nguyên chất: 1000 - x 1000 = 980(l)
to
 + PTHH: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
 22,4(l) 2 x 22,4(l)
 980(l) ?
 + Thể tích khí O2 cần dùng là: = 1960(l)
* Bài sắp học: OXIT
 1. Nêu qui tắy hoá trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố.
 2. Cho các oxit sau: CuO, Fe2O3, CO2, SO2.
 a. Nhận xét thành phần các nguyên tố của các oxit đóù
 b. Oxit là gì?
 c. Viết công thức chung của oxit.
 3. Oxit được phân làm mấy loại chính?
 4. Oxit được gọi tên như thế nào?
E. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • docTIET 39.doc
Giáo án liên quan