Bài giảng Tiết 39: Luyện tập sự ăn mòn kim loại

. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Củng cố kiến thức về : Bản chất của sự ăn mòn kim loại, các kiểu ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại

 2. Kĩ năng :

 -Giải thích hiện tượng ăn mòn điện hóa bằng cơ chế của sự ăn mòn kim loại.

 3. Tình cảm thái độ:

 - Nhận thức tác hại nghiêm trọng của sự ăn mòn kim loại, từ đó có ý thức và hành động cụ thể để bảo vệ kim loại.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39: Luyện tập sự ăn mòn kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /12/2010
12D
18/12/2010
 /12/2010
12E
Tiết 39: LUYỆN TẬP
 SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: 
 - Củng cố kiến thức về : Bản chất của sự ăn mòn kim loại, các kiểu ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại 
 2. Kĩ năng : 
 -Giải thích hiện tượng ăn mòn điện hóa bằng cơ chế của sự ăn mòn kim loại.
 3. Tình cảm thái độ: 
 - Nhận thức tác hại nghiêm trọng của sự ăn mòn kim loại, từ đó có ý thức và hành động cụ thể để bảo vệ kim loại.
II. Chuẩn bị :
 GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
 HS: ôn tập và làm bài tập 
III.Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra trong giờ
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững
GV: Yêu cầu HS nêu:
- Khái niệm ăn mòn kim loại
- Các kiểu ăn mòn kim loại
- Thế nào là ăn mòn hóa học
- Thế nào là ăn mòn điện hóa
- Cơ chế của ăn mòn điện hóa 
- Điều kiên ăn mòn điện hóa 
- Các yếu tố ảnh hưởng tới ăn mòn hóa học
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
GV: Lưu ý bản chất của quá trình ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ôxi hóa thành ion dương . Kim loại bị ăn mòn sẽ mất đi những tính chất hóa học, vật lí , tính chất cơ học vốn có của kim loại. 
Hoạt động 2: Các Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ ăn mòn kim loại
GV: Thông báo các yếu tố ảng hưởng 
HS: nêu các pp chống ăn mòn kim loại
Hoạt động 3: Bài tập
GV: Cho HS làm bài tập
HS: Giải thích 
GV: bổ sung và kết luận
A. Kiến thức cần nắm vững:
1. Khái niệm: ăn mòn KL là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quang.
2. Các dạng ăn mòn kim loại:
a) ăn mòn hóa học: Là quá trình ôxi hóa khử, trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đén các chất trong môi trường.
b) ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dd chất điện li và tạo nên dòng e chuyển rời từ cực âm đến cực dương.
c) cơ chế của sự ăn mòn điện hóa học:
-Ở cực âm xảy ra QT oxi hóa kim loại → ion M → Mn+ +ne
ở cực duóngwj khử ion H+ hặc H2O, O2 
ion H+, O2 trong dd chất điện li bị khử thành H2 hoặc OH- 
d) Điều kiện ăn mòn điện hóa: 
- Hai điện cực phải khác nhau về bản chất 
- Các điện cực phải tiếp xúc với trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dd chất điện li
3. Các Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ ăn mòn kim loại
- Vị trí của cặp kim loại tiếp xúc trong dãy điện hóa. Nếu chúng cacngf đứng xa nhau thì tốc độ ăn mòn càng lớn.
- Nồng độ các chất trong dd chất điện li tiếp xúc với kim loại, nồng độ càng cao, tốc độ ăn mòn càng lớn.
4. Bảo vệ kim loại: 
- Phương pháp bảo vệ bề mặt
- Phương pháp điện hóa
B. Bài tập:
Bài 1: Ngâm một lá Fe trong dd HCl , Fe bị ăn mòn chậm . Nếu thêm vào dd trên vài giọt dd CuSO4, nhận thấy Fe bị ăn mòn nhanh, bọt khí thoát ra nhiều hơn. Hãy giải thích hiện tượng quan sát được và viết các phương trình dưới dạng ion rút gọn
Giải: Ban đầu Fe tiếp xúc với H+ của axit Fe bị ăn mòn hóa học
 Fe + 2H+ → Fe2+ + H2↑
Khí hiđro sinh ra bám vào bề mặt Fe , ngăn cản sự tiếp xúc của Fe với H+ → pư chậm 
Khi thêm vài giọt dd CuSO4 Có phản ứng:
 Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn H+ nên phản ứng này xảy ra trước. Cu bám vào Fe tạo thành cặp điện cực và Fe bị ăn mòn điện hóa.
Ở cực âm Fe bị ăn mòn: Fe → Fe2+ + 2e
ở cực dương: ion H+ của dd HCl (ddchất điện li) bị khử → H2 : 2H+ + 2e → H2 
H2 thoát ra ở cực Cu nên Fe bị ăn mòn nhanh hơn, phản ứng xảy ra mạnh hơn
3. Củng cố- luyện tập: HS thảoluận bài tập
Khi nung 23,2 g muối sufua của một kim loại hóa trị II trong không khí, rồi làm nguội sản phẩm thu được một chất lỏng và một chất khí. Lượng sp khí này làm mất màu dd có chứa 25,4 g iốt. Xác định tên kim loại?
 RS → SO2 SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 +2HI
Số mol iốt = số mol RS = 0,1mol → R + 32 = 23,2 : 0,1 = 23 2 → R = 200 là Hg
4; Hướng dẫn HS tự học ở nhà: học thuộc lí thuyết
 Chuẩn bị bài thực hành: 
 Đọc kĩ cách tiến hành, chuẩn bị các dụng cụ hóa chất gì?
 Dự đoán các hiện tượng có thể xảy ra
 Dùng những kiến thức nào để các thể giải thích hiện tượng thí nghiệm?
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctiet 39- Luyen tap an mon kl.doc
Giáo án liên quan