Bài giảng Tiết 39 - Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiết 5)

: Kiến thức

 HS nêu được:

 - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên

 tử.

 - Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kỳ , nhóm :

 + Ô nguyên tố cho biết :Số hiệu nguyên tử , KHHH, tên nguyên tố, NTK.

 + Chu kỳ: Gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được ắp xếp

 thành hàng ngang theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tủ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39 - Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/1/2010
Ngày giảng:12/1/2010
Tiết 39 ; bài 31
sơ lược về bảng tuần hoàn
các nguyên tố hoá học.
I: Mục tiêu bài học
 1: Kiến thức
 HS nêu được: 
 - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên 
 tử.
 - Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kỳ , nhóm :
 + Ô nguyên tố cho biết :Số hiệu nguyên tử , KHHH, tên nguyên tố, NTK.
 + Chu kỳ: Gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được ắp xếp 
 thành hàng ngang theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tủ.
 + Nhóm:Gồm các nguyên tử mà nguyên tố có cùng electron lớp ngoài cùng được sắp xếp 
 thành một cột dọc theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
 2: Kĩ năng
Dựa vào vị trí của nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử , tính chất cơ bản của nguyên tố
 và ngược lại.
 3: Thái độ.
 - Có niềm tin vào các nhà khoa học 
 II: Đồ dùng dạy học 
 1) GV : Bảng HTTH các nguyên tố hoá học ô nguyên tố phóng to chu kỳ 2,3 phóng to 
 - Nhóm I,VII phóng to 
 - Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của 1 số nguyên tố 
 2) Học sinh: ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử ở lớp 8, Bảng tuần hoàn các nguyên tố
 III. Phương pháp
 Phương pháp trực quan , vấn đáp , thảo luận nhóm.
 IV: Tổ chức dạy học.
 1: ổn định tổ chức.
9a: 	9b: 
 2: Khởi động: Chúng ta đã tìm hiểu một số nguyên tố hóa học có tính chất tương tự nhau, vậy giữa chúng có mối liên hệ như thế nào?
Hoạt động1. ( 10 phút) 
HS tìm nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
Mục tiêu: HS nhận xét rút ra nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố .
- Đồ dùng: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc SGK để tự rút ra thông tin vài nét về lịch sử bảng hệ thống tuần hoàn.
+ Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp như thế nào?
HĐ cá nhân 
HS thực hiện yêu cầu của GV.
đ cá nhân trả lời 
. 1.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn 
Kết luận : 
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ngtử 
Hoạt động 2.( 10 phút)
Cấu tạo bảng tuần hoàn.
Mục tiêu : Trình bày được ý nghĩa của ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
- Đồ dùng: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV giới thiệu: Bảng tuần hoàn có trên 100 nguên tố và mỗi nguyên tố được sắp xếp vào một ô.
GV yêu cầu HS quan sát ô số 12 phóng to treo trên bảng.
+ Nhìn vào ô số 12 ta biết được thông tin gì về nguyên tố?
- GV Yêu cầu HS cho biết thông tin về một ô nguyên tố khác.
+ Số hiệu nguyên tử cho em biết những thông tin gì về nguyên tố?
Ví dụ; Số hiệu của nguyên tử nguyên tố Na là 11 thì cho biết những gì về nguyên tố đó?
- GV chỉ một ô nguyên tố yêu cầu HS cho biết các thông tin khác.
Ví dụ : Ô 13.
- GV dùng bảng tuần hoàn giới thiệu 7 chu kì của bảng tuần hoàn 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu trong SGK để thấy được các chu kỳ có đặc điểm gì giống nhau? chu kỳ là gì?
- GV giới thiệu 7 chu kỳ trong các chu kỳ 1,2,3 là chu kỳ nhỏ, các chu kỳ 4,5,6,7 là các chu kỳ lớn.
từ các thông tin cung cấp về chu kỳ , kết hợp quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử (phóng to) của một số nguyên tố, GV yêu cầu HS vận dụng để tìm hiểu chu kỳ 1,2,3.
- GV yêu cầu HS quan sát , tìm hiểu chu kỳ 1 và trả lời câu hỏi:
+ Số lượng nguyên tố và tên nguyên tố?
+ từ H đến He điện tích hạt nhận thay đổi như thế nào?
+ Số lớp electron của H,He?
Tương tự GV yêu cầu Hs tìm hiểu chu kỳ 2 về sự biến thiên của điện tích hạt nhân và số lớp electron
trong nguyên tử từ Li đênd Ne.
Yêu cầu HS tìm hiểu chu kỳ 3 và nêu những thông tin về điện tích hạt nhận và số lớp electron
+ Qua quan sát và phân tích các chu kỳ , em có nhận xét gì về số đơn vị điện tích hạt nhận , số lớp electron của các nguyê tử trong mỗi chu kỳ?
GV yêu cầu HS quan sát nhóm I , VII của bảng tuần hoàn , đồng thời xem sơ đồ cấu tạo nguyên tử Li, Na, và Cl,Br để trả lời câu hỏi.
+ Các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gì giống nhau?
 - Sau khi HS trả lời , GV chốt lại đặc điểm của nhóm.
Dựa vào thông tin chung của nhóm nguyên tố , GV yêu cầu các nhóm HS quan sát nhóm I,VII thảo luận để rút ra nhận xét đúng về nhóm .
GV nhấn mạnh:
Nhóm I gồm các nguyên tố kim loại hoạt động hoá học mạnh.
Nhóm VII gồm các nguyên tố phi kim hoạt động hoá học mạnh.
HĐ nhóm 
- HS thực hiện yêu cầu của GV .
-HS quan sát ô số 12 phóng to treo trên bảngthảo luận để trả lời ; Yêu cầu 
-Ô nguyên tố gồm: 
+Số hiệu nguyên tử, 
+Tên nguyên tố, 
+KHHH, 
+NTK của nguyên tố.
-Số hiệu là 12 
-Tên nguyên tố :Magiê 
- NTK: 24
- KHHH: Mg 
+.Số hiệu nguyên tử = STT + Số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron 
 - Số hiệu của Na là 11 cho biết Na ở ô số 11 , điện tích hạt nhân của nguyên tử Na là 11 , có 11 electron trong nguyên tử Na.
- HS thực hiện yêu cầu của GV quan sát bảng tuần hoàn trả lời câu hỏi.
-HS nghe GV thuyết trình 
HS quan sát 7 chu kỳ.
Phân biệt chu kỳ lớn và chu kỳ nhỏ.
- HS trả lời
- Các nhóm trao đổi ( mõi nhóm tìm hiểu 1 chu kì )
-Đại diện 1 nhóm trả lời chu kì 1
Chu kỳ 1.
Có 2 nguyên tố.
Có một lớp electron trong nguyên tử.
Điện tích hạt nhân tăng dần từ H đến He.
 -Đại diện 1 nhóm trả lời chu kì 2 
Chu kỳ 2.
Có 8 nguyên tố.
Có 2 lớp electron trong nguyên tử.
Điện tích hạt nhân tăng dần từ Li dến Ne.
-Đại diện 1 nhóm trả lời chu kì 3 
Chu kỳ 3.
Có 8 nguyên tố.
Có 3 lớp electron trong nguyên tử.
Điện tích hạt nhân tăng dần từ Na dến Ar.
HS thực hiện theo nhóm.
HS quan sat nhóm I và nhóm VII để thực hiện yêu cầ.
Nhóm I:
Các nguyên tử đều có 1 electron lớp ngoài cùng.
Điện tích hạt nhân tăng dần từ Li đến Fe.
Nhóm VII;
Các nguyên tử đều có 7 electron lớp ngoài cùng.
Điện tích hạt nhân tăng dần từ F đến At.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn.
1: ô nguyên tố.
-Ô nguyên tố gồm: 
+Số hiệu nguyên tử, 
+Tên nguyên tố, 
+KHHH, 
+NTK của nguyên tố.
- Số hiệu nguyên tử = STT =Số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron trong nguyên tử.
Ví dụ: 
2: Chu kỳ.
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
.
- Số thứ tự của chu kỳ = số lớp electron 
3: Nhóm.
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron 
 lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
STT của nhóm = số electron ngoài cùng của nguyên tử. 
IV:tổng kết ( 5 phút)
1. Nguyên tắc sắp xếp các ntố trong bảng HTTH
2.Nêu ctạo của bảng tuần hoàn 
3. BT 5 : phương án đúng là :b 
V. dặn dò
-Học bài và làm BT 2,4 (sgk T 101)

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 39.doc