Bài giảng Tiết : 39 - Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức. Học sinh cần biết

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm trong đó.

+ Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 39 - Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/1/08
Ngày dạy :
Tiết : 39
bài 31. sơ lược về bảng tuần hoàn
 các nguyên tố hóa học
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. Học sinh cần biết
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm trong đó.
+ Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối.
+ Chu kỳ cho biết: Các nguyên tố có cùng số e trong nguyên tử được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
+ Nhóm: Gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số e lớp ngoài cùng, được xếp thành cột dọc (từ trên xuống) theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 
2. Kỹ năng.
- Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí nó trong bảng hệ thống tuần hoàn.
3. Thái độ .
- Nghiêm túc, trung thực trong tiết học.
II. Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thực hành ( tra bảng tuần hoàn)
- Hợp tác nhóm.
III. Chuẩn bị.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Ô nguyên tố phóng to.
- Nhóm II, VII phóng to.
- Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của 1 nguyên tố.
IV. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Trình bày tính chất hóa học của SiO2.
3. Bài mới: (35')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (5')
Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
GV. yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk.
HS. Nghiên cứu thông tin, kết hợp xem bảng tuần hoàn các NTHH đã chuẩn bị sẵn.
? Bảng TH các NTHH được sắp xếp dựa trên cơ sở nào.
HS. trả lời - nhận xét - bổ xung.
GV. chốt lại.
? Vậy bảng tuần hoàn được cấu tạo như thế nào.
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Bảng tuần hòan các NTHH gồm nhiều và các ô được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Hoạt động 2: (20')
Tìm hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn.
GV. Giới thiệu: bảng tuần hoàn có trên 100 nguyen tố mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô.
? Hãy quan sát ô số 12 và nêu ý nghĩa của ô 12.
HS. quan sát và trả lời(cho biết số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố.
GV. nêu thông tin về một số o nguyên tố bất kỳ.
HS. tự tìm hiểu một số ô khác.
? Số hiệu hóa học còn cho ta biết thêm điều gì về nguyên tố hóa học.
HS. Cần nêu được. 
Số hiệu n/tử=Số thứ tự=số đơn vị điện tích hạt nhân = số e trong nguyên tử.
HS. nghiên cứu thông tin sgk/98.
? Nêu ý nghĩa của chu kỳ trong bảng TH các NTHH.
HS. nêu ý nghĩa - nhận xét.
? Quan sát cho biết bảng tuần hoàn có mấy chu kỳ.
HS. Trả lời - nhận xét.
GV. giới thiệu 7 chu kỳ trong đó:
- Chu kỳ 1, 2, 3 là chu kỳ nhỏ (có ít n/tố)
- Chu kỳ 4, 5, 6,7 là chu kỳ lớn (có nhiều nguyên tố)
GV. Cho hs tìm iểu chu kỳ 1, 2.
GV. Thông tin số thứ tự của chu kỳ bằng số thứ tự của số lớp e.
GV. yêu cầu hs quan sát nhóm 1 trong bảng tuần hoàn.
? Các nguyên tố trong cùng một nhóm có điểm gì giống nhau.
HS. nêu nhận xét và bổ xung.
? Nhận xét và so sánh nhóm II và nhóm III.
HS. trao đổi nhận xét và bổ xung.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn.
1. Ô nguyên tố.
- Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố.
- VD Ô số 12 cho biết:
+ Số hiệu nguyên tử - 12
+ KHHH - Mg
+ Tên nguyên tố - Magie
+ Nguyên tử khối - 24
- Số hiệu n/tử=Số thứ tự=số đơn vị điện tích hạt nhân = số e trong nguyên tử
- VD. 
+ Số hiệu của n/tử Na - 11
+ Na ở ô số - 11
+ Điện tích hạt nhân - 11
+ Số e trong n/tử - 11
2. Chu kỳ.
- Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e và được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân .
- VD. Chu kỳ 3 từ Na -> Ar có 3 lớp e.
- Bảng tuần hòan có 7 chu kỳ.
- Chu kỳ1gồm: 2 nguyên tố là H và He.
+ Có 1 lớp e điện tử.
+ Điện tích hạt nhân tăng: H+, He2+
- Chu kỳ 2 gồm 8 n/tố từ Li -> Ne.
+ Có 2 lớp e điện tử.
+ Điện tích hạt nhân tăng Li3+ ->Ne10+
3. Nhóm:
- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e lớp ngoài cùng bằng nhau được sắp xếp theo cột dọc theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Số thứ tự cuả nhóm bằng số e lớp ngoài cùng.
- VD. Nhóm I. gồm các n/tố bắt đầu là Li ->Fr có số e lớp ngoài là 1.
Nhóm II gồm các nguyên tố Be -> Ra
có số e lớp ngoài là 2.
Nhóm III gồm các nguyên tố B -> Ac
có số e lớp ngoaì là 3.
Hoạt động 3: (10')
Vận dụng
Bài tập 1. Tìm 3 nguyên tố mà nguyên tử đều có 4 lớp e và tìm số e ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
(áp dung theo chu kỳ)
Bài 2. Tìm 3 nguyên tố mà nguyên tử có 3 e lớp ngoài và tìm số e của mỗi nguyên tử đó.( áp dụng theo nhóm)
N 1,2 làm bài 1.
N 3, 4 làm bài 2
HS. làm bài tập thực hiện trên bảng phụ.
cùng nêu nhận xét - bổ xung.
* Bài tập.
1. Bài 1:
- Các n/tử: K, Fe, Cu.
- Số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tố đó là: = 1, Fe = 8, Cu =3.
2. Bài 2:
- Các nguyên tử: B, Al, Sc.
- Số lớp e của: B = 2
Al = 3
Sc = 4
4. Củng cố: (3')
- GV. nhận xét và chốt lai tòan bài.
- HS. ghi nhớ.
5. Dặn dò: (1')
- BVN. 1, 2, 3 sgk/101
- Chuẩn bị trước phần III, IV bài 31.

File đính kèm:

  • docTiet 39.doc