Bài giảng Tiết 39, 40 – Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

của điện tích hạt nhân nguyên tử , cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm

 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng dự đoán t/c cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn , h/đ nhóm.

 - Thái dộ: Giáo dục ý thức nghiên cứu say mê môn học

II. Chuẩn bị của g/v và h/s:

 1. G/v: - Bảng tuần hoàn mới , ô nguyên tố phóng to , chu kì 2, 3 phóng to , nhóm I, VII phóng to, sơ đồ cấu tạo nguyên tử phóng to của một số nguyên tố

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39, 40 – Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 19/1/07 Tiết 39, 40 – Bài 31: sơ lược về bảng tuần hoàn các 
 Giảng: 22/1 nguyên tố hoá học
I. Mục tiêu: - Kiến thức: H/s biết được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử , cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm
 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng dự đoán t/c cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn , h/đ nhóm.
 - Thái dộ: Giáo dục ý thức nghiên cứu say mê môn học
II. Chuẩn bị của g/v và h/s:
 1. G/v: - Bảng tuần hoàn mới , ô nguyên tố phóng to , chu kì 2, 3 phóng to , nhóm I, VII phóng to, sơ đồ cấu tạo nguyên tử phóng to của một số nguyên tố
 2. 
H/s: - Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử ở lớp 8
III. Hoạt động dạy & học:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 1/ Em hãy mô tả sơ lược các công đoạn s/x thủy tinh ? và viết các phương trình hóa học của p/ư sảy ra trong quá trình nấu thủy tinh ?
 3. Bài mới: * Mở bài: Bảng tuần hoàn của các nguyên tố hoá học được cấu tạo như thế nào & có ý nghĩa gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 7
phút
 23
Phút
Hoạt động 1
- G/v thông tin về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Hướng dẫn h/s đọc thông tin phần I tr.96 sgk và thảo luận nhóm bàn nội dung sau:
 + nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố 
- Đ/d nhóm trả lời nhóm khác nhận xét & bổ xung
- G/v chốt kiến thức.
Hoạt động 2
- G/v treo bảng tuần hoàn & giới thiệu về ô nguyên tố : trong bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố vậy ô nguyên tố có đặc điểm gì giống nhau chúng ta cùng tìm hiểu.
- G/v treo sơ đồ phóng to ô 12 cho h/s quan sát.
? Nhìn vào ô 12 ta biết được nhứng thông tin gì về nghuyên tố ?
- Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất ý kiến (3 phút)
- Đ/d nhóm trả lời nhóm khác bổ xung.
- G/v chốt kiến thức
? Nhìn vào ô 12 số hiệu nguyên tử cho ta 
biết được số hiệu nguyên tử vậy số hiệu nguyên tử cho ta biết được thông tin gì về nguyên tố ? 
- Y/c thảo luận nhóm bàn – nhóm thống nhất ý kiến (2 phút)
- Đ/d nhóm trả lời, nhóm khác bổ xung
- G/v chốt lại kíến thức
? Như vậy ô nguyên tố cho biết điều gì ? số hiệu nguyên tố chobiết điều gì ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung.
- G/v chốt lại kiến thức
- G/v đưa nội dung bài tập: Em cho biết 
các thông tin về ô số 11 .
- Y/c hoạt động nhóm – nhóm thảo luận thống nhất kết quả (2 phút)
- đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung.
- G/v đưa ra đáp án đúng
- G/v giới thiệu các chu kì của bảng tuần hoàn: Có 7 chu kì & chu kì 7 chưa đầy đủ.
? Như vậy các chu kì có đặc điểm gì giống nhau để hiểu rõ v/đ này chúng ta đi đọc thông tin phần 2 tr.96 sgk.
- G/v hướng dẫn h/s đi tìm hiểu đặc điểm chu kì 1 & thảo luận nội dung sau:
 + Số lượng nguyên tố & gồm những nguyên tố nào ?
 + Điện tích hạt nhân tăng hay giảm từ H đến He ?
 + Số lớp electron của H & He là bao nhiêu.
- Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả (2 phút)
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v đưa ra đáp án đúng.
 + Số lượng nguyên tố là 2 (H và He)
 + Điện tích hạt nhân tăng từ H – He
 + Số lớp electron là 1
- Hướng dẫn h/s quan sát chu kì 2 
? Em hãy cho biết chu kì 2 có giống & khác với chu kì 1 về sự biến thiên điện tích hạt nhân, về số lớp electron trong nguyên tử từ Li – Ne ?
- Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả (2 phút)
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v đưa ra đáp án đúng.
- Hướng dẫn h/s quan sát chu kì 3 .
? Em hãy cho biết chu kì 2 có giống & khác với chu kì 1 về sự biến thiên điện 
tích hạt nhân, về số lớp electron trong nguyên tử từ Na – Ar ?
- Y/c hoạt động nhóm bàn nhóm thảo luận thống nhất kết quả (2 phút)
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v đưa ra đáp án đúng.
? Qua các thông tin về chu kì em có nhận xét gì các nguyên tố trong một chu kì ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức.
- G/v hướng dẫn h/s quan sát nhóm I & nhóm VII thảo luận theo nội dung sau:
 + về t/c hoá học của các nguyên tố trong một nhóm
 + Số lớp electron ngoài cùng trong một nhóm
 + Điện tích hạt nhân tăng hay giảm trong cùng một nhóm.
- Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả (2 phút)
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v đưa đáp án đúng.
 + Nhóm I: Các nguyên tố đều là những nguyên tố h/đ hoá học mạnh ; đều có 1 electron lớp ngoài cùng ; điện tích hạt nhân tăng từ Li (3+) - Fr (87+)
 + Nhóm VII: các nguyên tố h/đ hoá học mạnh ; chúng đều có 7 electron lớp ngoài cùng ; điện tích hạt nhân tăng từ F (9+) – At (85+)
? Như vậy em có nhận xét gì về các nguyên tố trong một nhóm ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung.
- G/v chốt kiến thức. 
I. Nguyên tắc sắp xếp.
- Bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố & được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn.
 1/ Ô nguyên tố.
- Ô nguyên tố cho biết: Số nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó
- Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron trong nguyên tử = số thứ tự
 2/ Chu kì.
- Chu kì là dãy nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron & được sắp 
xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron 
 3/ Nhóm.
- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau & do đó có t/c tương tự nhau được sắp xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
4. Củng cố (8 phút): * Cho biết vị trí của 2 nguyên tố A & B trong bảng tuần hoàn như sau:
 - Nguyên tố A có số thứ tự là 16
 - Nguyên tố B có số thứ tự là 19
 Từ vị trí của 2 nguyên tố này hãy chobiết:
 a) Cấu tạo nguyên tử, t/c đặc trưng của chúng
 b) Hai nguyên tố này có p/ư với nhau không ? viết phương trình hoá học nếu có (nếu có )
* Đáp án: a) Câu stạo nguyên tử & t/c đặc trưng của:
 - Nguyên tố A: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 16, ở ô thứ 16, đó là S (lưu huỳnh)
 Điện tích hạt nhân của nguyên tố A bằng 16+, có 16 electron chuyển động xung quanh hạt nhân
 Nguyên tố A ở chu kì 3, có 3 lớp electron, ở nhóm VI, có 6 electron ở lớp ngoài cùng
 Nguyên tố A ở cuối chu kì 3 & là nguyên tố thứ 2 của nhóm Vi (xếp dưới oxi) nên nó là một phi kim tương đối mạnh
- Nguyên tố B: cách làm tương tự như nguyên tố A (K)
 b) Phương trình hoá học: 2K + S K2S
5. Dặn dò (2 phút): - Bài tập về nhà: từ bài 1 – bài 4 tr.101 sgk
 - đọc trước phần III, IV bài 31 sgk
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 39,40.doc