Bài giảng Tiết 38: Tính chất của oxi (Tiết 2)

* Kiến thức: HS biết được một số tính chất hoá học của oxi: tác dụng với kim loại và hợp chất.

* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hoá học của oxi với một số đơn chất và hợp chất.

 Rèn luyện cách giải bài toán tính theo phương trình hoá học.

* Thái độ: Biết được tầm quan trọng của môn học trong đời sống và sản xuất.

B.Chuẩn bị:

* GV: Hoá chất: Lọ chứa khí oxi, dây sắt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 38: Tính chất của oxi (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/01/07 Tiết 38: TÍNH CHẤT CỦA OXI (T2)
A.Mục tiêu:
* Kiến thức: HS biết được một số tính chất hoá học của oxi: tác dụng với kim loại và hợp chất.
* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hoá học của oxi với một số đơn chất và hợp chất.
 Rèn luyện cách giải bài toán tính theo phương trình hoá học.
* Thái độ: Biết được tầm quan trọng của môn học trong đời sống và sản xuất.
B.Chuẩn bị:
* GV: Hoá chất: Lọ chứa khí oxi, dây sắt.
 Dụng cụ: Đèn cồn, muỗng sắt.
* HS: Nội dung của bài học
C.Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I.Tính chất vật lý:
II.Tính chất hoá học:
1. Tác dụng với phi kim:
2.Tác dụng với kim loại:
+ Thí nghiệm
+ Quan sát, nhận xét
to
+ Phương ttrình hoá học:
 3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4(r)
3.Tác dụng với hợp chất:
to
+ Phương trình hoá học:
CH4(k)+2O2(k) CO2(k)+2H2O(h)
BT1:Viết các phương trình phản ứng khi cho bột đồng, cacbon, nhôm tác dụng với oxi
Hoạt động của GV
* Hoạt động 1:(10’) KTBC + ĐVĐ 
GV: Nêu các tính chất vật lý và tính chất hoá học (đã biết) của oxi. Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
GV: Gọi HS chữa bài tập 4a/84sgk.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
ĐVĐ: Tiết trước các em đã biết được oxi tác dụng được với một số phi kim. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ xét tiếp các tính chất hoá học của oxi, đó là các tính chất tác dụng với kim loại và một số hợp chất.
* Hoạt động 2:(10’)Tác dụng với kim loại
GV: Làm thí nghiệm khí oxi tác dụng với kim loại sắt. Yêu cầu HS 
+ Quan sát hiện tựợng:
 Khi chưa đốt nóng dây sắt và khi đã đốt nóng dây sắt cho vào lọ chứa khí oxi.
+ Nhận xét:
GV: Thông báo: các hạt nhỏ màu nâu đỏ làoxit sắt từ Fe3O4 (Sắt II,III oxit).
GV: Gọi HS viết phương trình phản ứng
GV: Giới thiệu: Oxi còn tác dụng với các hợp chất khác như metan, butan,xenlulozơ.
*Hoạt động3:(10’)Tác dụng với hợp chất
GV: Trong cuộc sống hàng ngày các em thấy có một số người sử dụng khí bioga làm khí đốt như thế nào? 
GV: Giới thiệu: Khí metan (có trong bùn ao, khí bioga) cháy trong không khí do tác dụng với khí oxi tạo ra khí cacbonic, nước và toả nhiều nhiệt.
GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng hoá học.
GV: Qua những tính chất hoá học của oxi, các em có kết luận gì về khả năng phản ứng của oxi?
GV: Trong các hợp chất hoá học (SO2, P2O5, Fe3O4,CO2, H2O) nguyên tố oxi có hoá trị mấy? 
* Hoạt động 4:(10’) Củng cố + Luyện tập
GV:Yêu cầu HS làm bài tập 1(Ghi bảng phụ). 
GV: Nhận xét, ghi điểm
GV: Gọi HS chữa bài tập 1/84sgk
GV: Gọi HS chữa bài tập 3/84sgk
GV: Hướng dẫn bài tập 5/84sgk
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài tập cho biết gì? tìm gì?
+ %C = ?
+Tìm khối lượng của C, S
+Tìm số mol của C và S
+ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
+ Theo phương trình phản ứng
 n= ? , n=?
+ V= ? , V=?
Hoạt động của HS
HS1: Trả lời lý thuyết
 Viết phương trình phản ứng
 S(r) + O2(k) SO2(k)
 4P(r) + 5O2(k) 2P2O5(r)
HS2: Chữa bài tập 4/84sgk
HS: Lắng nghe, ghi đầu bài
HS: Làm theo yêu cầu của GV
+ Không có dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
+ Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
HS: 3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4(r)
HS: Người ta sử dụng khí bioga làm khí đốt để nấu chín thức ăn. Vì khi cháy khí bioga toả rất nhiều nhiệt.
HS: Viết phương trình hoá học
CH4(k) +2O2 (k) CO2(k)+ 2H2O(h)
HS: Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.
HS: Trong các hợp chất hoá học nguyên tố oxi có hoá trị II.
HS: Viết các phương trình phản ứng
 2Cu + O2 2CuO
 C + O2 CO2
 4Al + 3O2 2Al2O3
HS1: phi kim rất hoạt động.phi kim, kim loại, hợp chất.
HS2: Phương trình hoá học 
2C4H10 + 13O2 8CO2 + 10H2O 
HS:Cho biết:
24kg than đá chứa 0,5%S,1,5% chất khác không cháy được.
 Tính: VC= ?, VS= ?
+ %C = 100% -0,5% - 1,5% = 98%
+ mC = 24 x 9,8 = 235,2(kg)= 235200g
 mS = 24 x 0,005 = 0,12(kg)= 120g
+ nC = = = 1960(mol)
+ nS = = = 3,75(mol)
+ Phương trình phản ứng:
 C + O2 CO2
 S + O2 SO2
+ Theo phương trình phản ứng ta có:
n= nS =3,75mol, n= nC =1600mol
+Vậy:V= n x22,4 =3,75x22,4 = 84(l)
V= n x 22,4 = 1960 x 22,4= 43904(l)
D.Hướng dẫn tự học:(5’)
 * Bài vừa học: + Học bài theo vở ghi + SGK
 + Làm các bài tập 2,5/84sgk
 + Đọc phần đọc thêm sgk
 * Bài sắp học: Sự oxi hoá - phản ứng hoá hợp - ứng dụng của oxi
 + Sự oxi hoá là gì?
 + Hoàn thành bảng ở trang 84sgk. Cho biết thế nào là phản ứng hoá hợp?
 + Kể những ứng dụng của oxi mà em biết.
E.Rút kinh nghiệm, bổ sung:
..

File đính kèm:

  • docTIET 38.doc
Giáo án liên quan