Bài giảng Tiết 38: Sự ăn mòn kim loại (tiếp)

Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: HS hiểu :

 - Điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại .

 - Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn

 2. Kĩ năng :

 - Phân biệt được ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa ở một số hiện tượng thực tế.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 38: Sự ăn mòn kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /12/2010
12D
12/12/2010
 /12/2010
12E
Tiết 38: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI 
 (Tiếp) 
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: HS hiểu : 
 - Điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại .
 - Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn 
 2. Kĩ năng : 
 - Phân biệt được ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa ở một số hiện tượng thực tế.
 - Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
 3. Tình cảm thái độ: 
 - Có ý thức sử dụng, bảo quản hợp lí, hiệu quả đồ dùng bằng kim loại một cách khoa học
 - Sử dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường.
II. Chuẩn bị :
 1. Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập 
 2. Chuẩn bị của HS: học thuộc bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Trình bày khái niệm ăn mòn Kl , ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa Cho VD
 - Cho biết cơ chế của ăn mòn điện hóa?
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa
GV: Yêu cầu HS nhắc lại cơ chế của ăn mòn điện hóa từ đó rút ra điều kiện của ăn mòn điện hóa 
HS: Nêu điều kiện của ăn mòn điện hóa cho VD
GV: Thông báo trong tự nhiên sự ăn mòn xảy ra phức tập, có thể xảy ra đồng thời cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học 
Hoạt động 2: Chống ăn mòn kim loại
GV: Yêu cầu HS cho biết những tác hại do sự ăn mòn gây ra đối với nền kinh tế quốc dân
HS: từ thực tế nêu những tác hại của ăn mòn kim loại. 
Từ điều kiện ăm mòn điện hóa nêu cách bảo vệ kim loại, chống ăn mòn kim loại
c.Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa:
+ Các điện cực phải khác nhau về bản chất (2KL khác nhau hoặc KL và PK)
+ Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn 
+ Các điện cực cùng tiếp xúc với một dd chất điện li 
III. Chống ăn mòn kim loại:
1. Phương pháp bảo vệ bề mặt:
Dùng những chất bền vững đối với môi trường để phủ mặt ngoài của những đồ vật bằng kim loại như: Bôi dầu, mỡ, sơn, mạ, tráng men
2.Phương pháp điện hóa:
nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hóa và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn :
VD: Bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của tàu(phần chìm dưới nước) những khối kẽm kết quả kẽm bị nước biển ăn mòn thay cho thép
3. Củng cố- luyện tập : HS thảo luận làm bài tập
1.Câu nào đúng trong các câu sau: trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra:
 A. sự oxi hóa ở cực dương 
 B. sự khử ở cực âm
 C. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm 
 D. sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương
2.Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa:
 A. Kim loại Zn trong HCl
 B. thép các bon để trong không khí ẩm
 C. đốt dây Fe trong khí O2 
 D. kim loại Cu trong dd HNO3 loãng
3.một dây phơi quần áo bằng đồng được nối với một đoạn dây nhôm Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối của hai kim loại. Giải thích và đưa ra nhận xét.
4.Để bảo vệ nồi hơi(supde)bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta có thể lót những kim loại nào sau đây vào mặt trong của nồi hơi.
 A. Zn hoặc Mg B. Zn hoặc Cr C. Ag hoặc Mg D. Pb Hoặc Pt 
5. Có hai chiếc thía sắt như nhau, một chiếc giữ nguyên còn một chiếc bị vặn cong cùng đặt trong đk không khí ẩm như nhau. Hiện tượng xảy ra là:
 A. cả 2 chiếc thìa đều không bị ăn mòn B. cả 2 đều bị ăn mòn với tốc độ như nhau
 C. chiếc thìa cong bị ăn mòn nhiều hơn D. thìa cong bị ăn mòn ít hơn
6.Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 lá kim loạiddeeuf được nhúng trong dd muối ăn. Tại chỗ nối của 2 thanh kim loại sẽ xảy ra quá trình nào?
 A. ion Zn2+ thu thêm 2e để tạo Zn B. ion Al3+thu thêm 3e để tạo Al
 C. e di chuyển từ Al sang Zn D. e di chuyển từ Zn sang Al 
7. Trong các chất sau: Cu, Mg, Al, hợp kim Ag-Al, Al – Cu chất nào khi tác dụng với dd H2SO4 loãng giải phóng bọt khí H2 nhiều nhất
 A. Al B. Mg và Al C. Hợp kim Al-Ag D. Hợp kim Al-Cu 
4.Hướng dẫn Hs tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết
 Làm bài tập 4,5,6 SGK
 Chuẩn bị bài luyện tập
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ Trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 38-su an mon KL(tiep).doc
Giáo án liên quan