Bài giảng Tiết 38: Kiểm tra học kỳ I

a. kiến thức :

- nắm được tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ và kim loại: viết pthh, xác định dãy hoạt động hóa học tăng, giảm, xảy ra phản ứng hay không phản ứng

- biết tính toán dựa vào công thức hoá học và phương trình hóa học về: số mol, khối lượng, khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch, thể tích khí (đktc) và thể tích dung dịch.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 38: Kiểm tra học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết 38 KIỂM TRA HỌC KỲ I
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức :
- Nắm được tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ và kim loại: Viết PTHH, xác định dãy hoạt động hóa học tăng, giảm, xảy ra phản ứng hay không phản ứng
- Biết tính toán dựa vào công thức hoá học và phương trình hóa học về: Số mol, khối lượng, khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch, thể tích khí (đktc) và thể tích dung dịch.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết các PTHH từ các hiện tượng của thí nghiệm
- Kỹ năng tính toán: Số mol, khối lượng, khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch, thể tích khí (đktc)
c. Thái độ:
- Nghiêm túc trong khi thi
- Không xem bài bạn, không xem tài liệu
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Đề thi và đáp án
b. Học sinh: Ôn kiến thức ở nhà.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
 Quan sát, kiểm tra đánh giá
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: 
GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra bài cũ: 
4.3. Bài mới: 
I. Trắc nghiệm:
1. Câu 1: Chọn 1 chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
 1. Trong những hợp chất sau đây, hợp chất nào là Bazơ? (0,5đ)
 A. Sắt (III) clorua. B. Bari hiđroxit. C. Cacbon đioxit.
 D. Kẽm sunfat. E. Canxi clorua.
 2. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải? (0,5đ)
 A. K, Na, Mg, Pb, Al, Cu, Zn, Ag, Fe.
 B. Na, K, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, Cu, Ag.
 C. K, Na, Mg, Al, Zn, Pb, Fe, Ag, Cu.
 D. K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, Cu, Ag.
 3. Có 4 kim loại: A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
- A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí Hiđrô.
- C và D không có phản ứng với dung dịch HCl.
- B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng A.
- D tác dụng với dung dịch muối của C và giải phóng C.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (Theo chiều hoạt động hoá học giảm dần):
a/ B, D, C, A ; b/ D, A, B, C ; c/ B, A, D, C ; d/ A, B, C, D ; e/ C, B, D, A
 4. Hãy chọn câu đúng để cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng? (0,5đ)
 A. CO2 và KOH
 B. CO2 và HCl
 C. CO2 và N2O5
2. Câu 2: Hãy chọn chất ở cột A để điền vào chỗ trống của một phản ứng ở cột B sao cho phù hợp? (3đ)
A
B
FeCl2
Fe2O3
H2
N2O5
H2O
(1)
(2)
Fe2O3 + 32Fe + 3H2O
(3)
(4)
H2O +  ® 2HNO3
(5)
 + 6HCl ® 2FeCl3 + 3
(6)
 + SO3 ® H2SO4
 + 2NaOH ® Fe(OH)2¯ + 2NaCl 
II. Tự luận:
1. Câu 1: Vôi sống (Canxi oxit) để lâu ngày trong không khí bị giảm chất lượng. Hãy giải thích hiện tượng trên? Viết phương trình hoá học minh hoạ? (1đ)
2. Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế được 2,24 lít khí Hiđro (ĐKTC), người ta cho Kẽm tác dụng với một lượng vừøa đủ dung dịch HCl 0,5M.
a. Viết phương trình hoá học? (0,5đ)
b. Tính khối lượng Kẽm cần dùng? (2đ)
c. Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M phải dùng ở trên? (0,5đ)
Cho H = 1; Zn = 65; Cl = 35,5.
3. Câu 3: (1đ) Thực hiện các PTHH sau:
a. FexOy + H2 
b. FexOy + CO 
ĐÁP ÁN:
I. Trắc nghiệm: Mỗi lựa chọn đúng đạt 0,5đ
Câu 1:
1. B
2. D
3. c
4. A
Câu 2: Mỗi CTHH điền đúng đạt 0,5đ
1/ H2 2/ N2O5 3/ Fe2O3 4/ H2O 5/ H2O 6/ FeCl3
II. Tự luận:
Câu 1:
- Do vôi sống hoá hợp với CO2 có sẵn trong không khí nên biến thành đá vôi (0,5đ)
- PTHH: CaO + CO2 ® CaCO3
Câu 2:
n = = 0,1 (Mol) (0,5đ)
Zn + 2 HCl ® ZnCl2 + H2­ (0,5đ)
1 mol 2 mol 1 mol
0,1 mol 0,2 mol 0,1 mol (1đ)
m = 0,1 * 65 = 6,5 (g) (0,5đ)
C = ® V = = = 0,4 (l) (0,5đ)
Câu 3: Viết đúng mỗi PTHH đạt 0,5đ
a. FexOy + yH2 xFe + yH2O
b. FexOy + yCO xFe + yCO2
 4.4. Củng cố và luyện tập:
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Xem bài làm. 
- Chuẩn bị bài tiếp theo
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm: 
* Hạn chế: 

File đính kèm:

  • docH9-31.doc
Giáo án liên quan