Bài giảng Tiết 37: Tính chất của oxi (tiết 15)

Kiến thức:

 - Học sinh nắm được các kiến thức :Trong ĐK thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Khí o xi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều kim loại, phi kim, oxi có hoá trị II.

 - Học sinh viết được PTPƯ của oxi với P, S.

 - Nhận biết được khí o xi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một chất trong oxi.

 2. Kỹ năng: Quan sát thí nghiệm.

 3. Giáo dục: Giúp HS hứng thú học tập bộ môn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 37: Tính chất của oxi (tiết 15), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- N2O5 : Đinitơ pentaoxit.
* HS làm vào vỡ.
 IV. Củng cố:
 - HS nhắc lại nội dung chính của bài:
 + Định nghĩa oxit?
 + Phân loại oxit.
 + Cách gọi tên oxit. 
 - Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
 * Bài tập 1: Cho các oxit có CTHH sau:
 1. SO2; 2. NO2; 3. Al2O3; 4. CO2; 5. N2O5; 6. Fe2O3; 7. CuO; 8. P2O5; 9. CaO; 10. SO3.
 a. Những chất nào thuộc loại oxit axit:
 A. 1, 2, 3, 4, 8, 10. B. 1, 2, 4, 5, 8, 10.
 C. 1, 2, 4, 5, 7, 10. C. 2, 3, 6, 8, 9, 10.
 b. Những chất nào thuộc loại oxit bazơ:
 E. 6, 7, 9, 10. G. 3, 4, 5, 7, 9.
 G. 3, 6, 7, 9. H. Tất cả đều sai.
 * Bài tập 2: Phần trăm về khối lượng của oxi cao nhất trong oxit nào cho dưới đây:
 A. CuO B. ZnO C. PbO D. MgO E. CaO
 V. Dặn dò: 
 - Đọc phần ghi nhớ, học theo bài ghi.
 - Bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 (Sgk- 91).
Ngày soạn 29/1/2012 Ngày dạy / /2012 
Tiết 41: ĐIỀU CHẾ Ô XI - PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết phương pháp điều chế ô xi, cách thu khí O2 trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất ô xi trong công nghiệp.
- Nắm được khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn ra được ví dụ minh hoạ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng lập phương trình hoá học.
3. Giáo dục: Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị thí nghiệm điều chế ô xi từ cách thu đẩy K2 và đầy nước.
 - Dụng cụ: 
- Giá sắt, ống nghiệm, ống dẫn kí.
- Đèn cồn, diêm, chậu thuỷ tinh.
- Lọ thuỷ tinh có nút nsám (2 chiếc)
- Bông.
- Hoá chất: KMnO4.
2. HS: Chuẩn bị bài mới. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu định gnhĩa ô xít? Phân loại? Cho ví dụ:
2. Chữa bài tập 4 (SGK).
+ Những chất thuộc loại ô xít Bazơ: Fe2O3, CuO, CaO
+ Những chất thuộc loại ô xít axít: SO3; N2O5; CO2.
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Khí oxi có rất nhiều trong không khí. Có cách nào tách được khí oxi từ không khí? Trong phòng thí nghiệm muốn có một lượng nhỏ khí oxi thì làm thế nào? 
 Nội dung bài học ngày hôn nay ta sẽ nghiên cứu vấn đề đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*.Hoạt động1:
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: Những chất như thế nào có thể được dùng làm nguyên liệu để điều chế oxi trong PTN.
? Hãy kể tên những chất mà trong thành phần có nguyên tố oxi. Trong những chất trên những chất nào kém bền và dễ bị phân huỷ.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV giới thiệu nguyên liệu, sản lượng và gí thành và cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
* GV làm thí nghiệm: Điều chế khí o xi bằng cách đun nóng KMnO4 và KClO3 có chất xúc tác là MnO2.
- Gọi 1 HS viết PTPƯ.
? Biết khí o xi nặng hơn không khí và tan ít trong nước, có thể thu khí oxi bằng những cách nào.
- HS quan sát GV thu khí oxi bằng cách đẩy không khí và đẩy nước.
- HS rút ra kết luận.
* Hoạt động 2.
- GV giới thiệu nguyên liệu, sản lượng và giá thành sản xuất khí oxi trong CN.
? Trong thiên nhiên, nguồn nguyên liệu nào được dùng để sản xuất oxi.
- GV: Không khí và nước là hai nguồn nguyên liệu vô tận để sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong Sgk.
* Hoạt động 3.
- GV cho HS nhận xét các PƯHH có trong bài và điền vào chổ còn trống.
- GV thông báo: Những PƯHH trên đây thuộc loại phản ứng phân huỷ
? Vậy phản ứng phân huỷ là gì.
* Hãy so sánh phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ và điền vào bảng sau:
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
PƯHH
PƯPH
* BT: Cân bằng các PƯHH sau và cho biết phản ứng nào là PƯPH, PƯHH.
 a. FeCl2 + Cl2 FeCl3.
 b. CuO + H2 Cu + H2O.
 c. KNO3 KNO2 + O2.
 d. Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O.
 e. CH4 + O2 CO2 + H2O.
I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm:
* Nguyên liệu:
- Hợp chất giàu oxi.
- Dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao: KMnO4, KClO3.
1. Thí nghiệm:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.
 2KClO3 2KCl + 3O2.
* Cách thu khí oxi:
 + Bằng cách đẩy không khí.
 + Bằng cách đẩy nước.
2. Kết luận:
 Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
II. Sản xuất khí o xi trong công nghiệp:
* Nguyên liệu: Không khí và nước.
a. Sản xuất khí oxi từ không khí.
b. Sản xuất khí oxi từ nước.
 2H2O 2H2 + O2
III. Phản ứng phân huỷ:
VD: 
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.
 2KClO3 2KCl + 3O2.
 2H2O 2H2 + O2
* Định nghĩa: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
PƯHH
2(or nhiều)
1
PƯPH
1
2(or nhiều)
 * HS:
 a. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 (PƯHH)
 b. CuO + H2 Cu + H2O.
 c. 2KNO3 2KNO2 + O2(PƯPH)
 d. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O(PƯPH)
 e. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O.
IV. Củng cố: 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
 * Bài tập 1: Tính thể tích khí o xi (đktc) sinh ra khi nhiệt phân 24,5 g kali clorat KClO3.
 A. 5,6 l B. 6,2 l C. 6,5 l D. 6,72 l 
 * Bài tập 2: Khi phân huỷ 2,17g HgO, người ta thu được 0,112 l khí oxi (đktc). Khối lượng thuỷ ngân thu được là:
 A. 2,17g B. 2g C. 2,01g D. 3,01g
 V. Dặn dò: - Đọc phần ghi nhớ, học theo bài ghi.
 - Bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 (Sgk- 94).
 - Đọc bài mới "không khí và sự cháy".
Ngày soạn 29/1/2012 Ngày dạy / /2012 
Tiết 42: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí thành phần của không khí theo thể tích gồm: 78%N2, 21%O2, 1% các khí khác.
- HS nắm được sự cháy và sự ô xi hoá.
- Biết và hiểu điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích làm TN
3. Giáo dục: Giáo dục ý thức giữ gìn không khí tránh ô nhiễm và phòng chống cháy.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị bộ thí nghiệm xác định thành phần không khí.
- Dụng cụ: + Chậu thuỷ tinh
 + ống thuỷ tinh có nút, có muối sắt.
 + Đèn cồn.
- Hoá chất: P (đỏ), H2O.
2. HS: Chuẩn bị bài mới, phiếu học tập.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định: : (1 phút) Nắm sĩ số: 8A:............8B.
II. Kiểm tra bài cũ: 
 1. Sự khác nhau giữa phản ứng phân huỷ phản ứng hoá hợp? Dẫn ra 2 ví dụ để minh hoạ.
 2. Những chất nào trong số những chất sau dùng để điều chế khí oxi trong PTN và trong CN:
a. CaCO3 b. H2O c. KClO3 d. Fe3O4 e. Fe2O3 f. KMnO4 g. Không khí.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Có cách nào chúng ta có thể xác định được thành phần phần trăm của không khí? Không khí có liên quan gì đến sự cháy, và tại sao khi gió to đám cháy lại bùng lên to hơn? Và làm gì để dập tắt được đám cháy. Để trả lời cho những câu hỏi đó chúng ta sễ nghiên cứu bài “Không khí – sự cháy”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*.Hoạt động1:
- HS quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn.
* Thí nghiệm: Đốt P đỏ (dư) ngoài không khí rồi đưa nhanh vào ống hình trụ và đậy kín miệng ống bằng nút cao su.( Hình 4.7 - 95)
- Hs quan sát và trả lời câu hỏi.
? Mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào khi P cháy.
? Chất nào ở trong ống đã tác dụng với P để tạo ra khói trắng P2O5 đã tan dần trong nước. 
? O xi trong không khí đã phản ứng hết chưa. Vì sao.
(Vì P dư nên oxi trong kk p/ư hết. Vì vậy áp suất trong ống giảm, do đó nước dâng lên)
? Nước dâng lên đến vạch số 2 chứng tỏ điều gì.
? Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu . Khí còn lại là khí gì . Tại sao.
? Từ đó em hãy rút ra KL về thành phần của không khí.
*.Hoạt động 2:
- GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận.
? Theo em trong không khí còn có những chất gì. Tìm các dẫn chứng để chứng minh.
- GV cho HS trả lời các câu hỏi trong Sgk và rút ra kết luận.
*. Hoạt động3:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
? Không khí bị ô nhiểm gây ra những tác hại như thế nào.
? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành, tránh ô nhiểm.
- GV giới thiệu thêm một số tư liệu, tranh ảnh về vấn đề ô nhiểm không khí và cách giữu cho không khí trong lành.
I. Thành phần của không khí:
1. Thí nghiệm:
 * Xác định thành phần của không khí:
 (Sgk)
* Kết luận:
 Không khí là một hỗn hợp khí trong đó:
- Khí oxi chiếm khoảng 1/5 về thể tích.
( Chính xác là khoảng 21% về V kh. khí).
- Phần còn lại hầu hết là khí nitơ.
2. Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn chứa những chất nào khác?
* Kết luận:
Trong không khí ngoài khí oxi và khí nitơ; còn có hơi nước, khí cacbonic, một số khí hiếm như Ne, Ar, bụi khói...cá chất này chiếm khoảng 1% thể tích không khí.
3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiểm:
- Không khí bị ô nhiểm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và đời sống của mọi sinh vật.
- Biện pháp bảo vệ: Xữ lí các khí thải, trồng và bảo vệ cây xanh.
 IV. Củng cố: 
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
 + Thành phần chính của không khí.
 + Các biện pháp bảo vệ không khí trong lành.
 - Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
 * Bài tập 1: Dùng hết 5 kg than ( chứa 90% C, và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu.
 Biết Vkk = 5. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít.
 A. 4000lít B. 4200lít C. 4250lít D. 4500lít 
 * Bài tập 2: Một hỗn hợp khí gồm 3,2g O2 và 8,8g CO2. Khối lượng trung bình của 1 mol hỗn hợp khí trên là:
 A. 30g B. 35g C. 40g D. 45g
 V. Dặn dò: - Đọc phần ghi nhớ, học theo bài ghi.
 - Bài tập: 1, 2 (Sgk- 99).
Ngày soạn 6/2/2012 Ngày dạy / /2012 
Tiết 43: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY (Tiết 2)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí thành phần của không khí theo thể tích gồm: 78%N2, 21%O2, 1% các khí khác.
- HS nắm được sự cháy và sự ô xi hoá.
- Biết và hiểu điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích làm TN
3. Giáo dục: - Giáo dục ý thức giữ gìn không khí tránh ô nhiễm và phòng chống cháy.
 - Liên hệ được với các hiện tượng trong thực tế.
CHUẨN BỊ:
GV: Tranh ảnh về sự cháy và sự oxi hoá chậm trong thực tế.
HS: Xem kĩ phần còn lại của bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 1. Cho biết thành phần của không khí.
 2. Không khí bị ô nhiểm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Sự cháy và sự o xi hoá chậm có điểm gì giống và khác nhau? Điều kiện phát sinh sự cháy và muốn dập tắt được đám cháy ta phải thực hiện những biện pháp nào?
 2. Triển khai bài:
HO

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 8T3747 ki II KTKN2012Thanh.doc
Giáo án liên quan