Bài giảng Tiết 37: Tính chất của oxi (tiết 12)

. Kiến thức :

- Biết được : Trong điều kiện thường oxi là chất khí không màu , không mùi , ít tan trong nước , nặng hơn không khí .

 - Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim .

2. Kỹ năng :

 - Viết được các phương trình biểu diễn phản ứng của oxi với một số phi kim , biết cách sử dụng đèn cồn và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm .

 

doc78 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 37: Tính chất của oxi (tiết 12), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ứng của khí hiđro với đơn chất kim loại có phải là phản ứng thế hay không ? 
 - Nghiên cứu sơ đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra . 
+ Đó là sản phẩm tạo ra đều là kim loại , nước , và các phản ứng đó đều xảy ra sự khử các oxit kim loại . + Đó cũng là phản ứng thế vì hiđro đã thay thế kim loại trong hợp chất oxit . 
 Hoạt động 2 : II.Luyện tập. (28 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 1 / 118 . 
- Giáo viên nhận xét , đánh giá . 
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 2 / 118. Giáo viên nhận xét , đánh giá . 
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 3 / 118. - Giáo viên nhận xét , đánh giá . 
- Hoạt động cá nhân làm bài tập 1. + PTHH : a . H2 + Fe2O3 3H2O + 2Fe b . 4H2 + Fe3O4 4H2O +3Fe c . 2H2 + O2 2H2O d . H2 + PbO H2O + Pb phản ứng a, b, d là những phản ứng thế , phản ứng c là phản ứng hoá hợp. 
-Học sinh các nhóm bổ sung , đánh giá . 
- Hoạt động nhóm làm bài tập 2 . 
- Học sinh các nhóm bổ sung , đánh giá . 
+ Cho que đóm đang cháy vào 3 lọ. Lọ nào bùng cháy mạnh hơn là lọ chứa oxi . Lọ nào làm cho que đóm cháy có ngọn lửa màu xanh là lọ chứa khí hiđro. Lọ nào cháy bình thường là lọ chứa không khí . 
- Hoạt động nhóm làm bài tập 3. + Với dụng cụ và hoá chất như trên thì ta có thể điều chế và thu khí hiđro . ý C đúng 
3. Củng cố: ( 4 phút ) 
- Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức ( chuẩn bị bảng phụ ) , yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học , giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội . 
4.Dặn dò : ( 1 phút ) 
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 4, 5, 6, / 117.
- Hướng dẫn bài tập 4* :
- Nghiên cứu trước bài 36 : Nước
 Ngày soạn : 6/3/2012 
 Ngày dạy : 9/3/2012 
 TI ẾT 52: BÀI 36 : NƯỚC ( Tiết 1 ) 
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
 - Dựa vào thực nghiệm học sinh biết thành phần hoá học của nước gồm 2 nguyên tố hiđro và oxi , chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 thể tích khí hiđro , 1 thể tích khí oxi , và tỉ lệ về khối lượng của oxi và hiđro trong hợp chất là 8 : 1. 
 - Biết tính chất vật lí của nước .
2. Kỹ năng : 
- Học sinh có kĩ năng quan sát , nhận xét hiện tượng và rút ra kiến thức từ thực nghiệm .
3. Thái độ : 
- Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên : 
- Dụng cụ : Bình điện phân nước , bộ điều chế khí hiđro , bộ điều chế khí oxi , ống nghiệm , diêm .
 - Hoá chất : Nước, dung dịch HCl , kẽm viên , KMnO4 , H2SO4 .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài . 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Bài mới : (38 phút ) 
 Hoạt động 1 :I.Thành phần hoá học của nước 
 1.Sự phân huỷ nước . (15 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm trong sgk nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm . + Tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng .Trước khi phân huỷ mực nước ở cả 2 ống nghiệm như thế nào ? 
+ Biểu diễn thí nghiệm thử tính chất của 2 khí cho học sinh quan sát , nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận. 
 + Trong quá trình phân huỷ hiện tượng em quan sát được là gì ? 
	 NĂM HỌC 2011-2012
+ Em hãy so sánh thể tích của khí thoát ra ở 2 nhánh của bình địên phân ? 
+ Theo em khí thoát ra đó là những khí gì ? + Làm thế nào để chứng minh cụ đó là khí hiđro và khi oxi ? 
- Cho học sinh nhận xét , rút ra kết luận như trong sgk , viết phương trình hoá học. 
- Quan sát thí nghiệm : 
- Hoạt động nhóm nghiên cứu thí nghiệm : Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm . 
- Nhận xét : Trước phân huỷ mực nước ở cả 2 nhánh của bình địên phân bằng nhau . 
+ Trong quá trình phân huỷ ta thấy ở 2 điện cực có khí thoát ra bay lên và chiếm chỗ của nước. 
+ Thể tích khí thoát ra ở nhánh A bao giờ cũng gấp đôi thể tích của khí thoát ra ở nhánh B. 
+ Dự đoán : Khí thoát ra ở nhánh A có thể là khí hiđro , khí thoát ra ở nhánh B có thể là khí oxi . 
+ Khi đốt ở nhánh A ta thấy có ngọn lửa cháy màu xanh nhạt đồng thời có tiếng nổ nhỏ , vậy khí đó là khí hiđro . Khi để tàn đóm đỏ lại gần đầu ống dẫn khí ở nhánh B ta thấy tàn đóm đỏ bùng cháy, chứng tỏ khí trong nhánh B là khí oxi. + Vậy qua phản ứng ta có thể viết được phương trình hoá học : 
PTHH : 2H2O 2H2 + O2 
*) Kết luận: 
- Phân huỷ nước .
+ Khi cho dòng điện 1 chiều đi qua nước , trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra khí Hiđro và khí oxi . 
+ Thể tích khí Hđro = 2 lần thể tích khí oxi .
+ PTHH : 2H2O 2H2 + O2 .
 Hoạt động 2 : 2.Sự tổng hợp nước. (15 phút).
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Cho học sinh quan sát hình 5.11 a ,b / sgk . 
+ Trước phản ứng tỉ lệ về thể tích của khí hiđro và khí oxi như thế nào ? 
+ Sau phản ứng trong bình còn lại là khí gì ? 
+ Em có nhận xét gì về tỉ lệ của hai khí khi phản ứng với nhau ? + Từ phản ứng trên em hãy tính tỉ lệ về khối lượng của hiđro và oxi trong hợp chất nước ? 
- Cho học sinh nhận xét , kết luận như trong sgk . 
- Nghiên cứu hình 5.11/ sgk và trả lời câu hỏi. + Trước phản ứng tỉ lệ về thể tích của khí hiđro và khí oxi là 1:1. Trả lời câu hỏi như trong sgk . + Sau phản ứng trong bình còn lại là 1 thể tích khí oxi . 
+ Cứ 1 thể tích khí oxi phản ứng với 2 thể tích khí hiđro. hay tỉ lệ về số mol của khí oxi và khí hiđro là 1: 2. PTHH: 2H2 + O2 2H2O Dựa theo phương trình hoá học để tính tỉ lệ : mO : mH = 8 : 1
*) Kết luận: 
 - Sự tổng hợp nước .
+ Cứ 1V khí O2 phản ứng với 2 V khí H2 . hay tỉ lệ về số mol của khí O2 và khí H2 là 1: 2. PTHH: 2H2 + O2 2H2O Dựa theo phương trình hoá học để tính tỉ lệ : mO : mH = 8 : 1 
 Hoạt động 2: II.1.Tính chất vật lí của nước. ( 8 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Cho học sinh nghiên cứu sgk và liên hệ với các bộ môn vật lí, địa lí.... để đưa ra tính chất vật lí của nước . 
- Cho học sinh nhận xét , đánh giá , bổ sung cho đúng . + Khi nước hoà tan được các chất thường tạo thành dung dịch của chất đó . 
- Nghiên cứu sgk đưa ra tính chất vật lí của nước. + Nước nguyên chất ở trạng thái lỏng không màu, không mùi, không vị , sôi ở 1000C ( 1atm ) , và hoá rắn ở 00C thành nước đá và tuyết , có khối lượng riêng ở 40C là 1g/ml . 
+ Nước có thể hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí. Lắng nghe , ghi nhớ . 
*) Kết luận: 
 - Tính chất vật lí của nước .
+ Nước nguyên chất ở trạng thái lỏng không màu , không mùi , không vị , sôi ở 1000C ( 1atm ) , và hoá rắn ở 00C thành nước đá và tuyết , có khối lượng riêng ở 40C là 1g/ml 
2. Củng cố : ( 5 phút ) 
 - Giáo viên đặt câu hỏi .
+ Bằng phương pháp nào , có thể chứng minh được thành phần định tính và thành phần định lượng của nước ? viết phương trình phản ứng hóa học nếu có ? 
3. Dặn dò : ( 2 phút ) 
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 2, 3 sgk / 125 ,nghiên cứu phần còn lại của bài"Nước ".
 Ngày soạn : 12/3/2012 
 Ngày dạy : 15/3/2012 
 TIẾT 53: BÀI 36 : NƯỚC ( Tiết 2 ) 
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
 - Biết và hiểu tính chất hoá học của nước .
- Biết những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp khắc phục tình trạng đó.
2. Kỹ năng :
 - Hiểu và viết được phương trình hoá học , thể hiện các tính chất hoá học nêu trên của nước , tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm , tính toán thể tích của chất khí theo phương trình hoá học .
3. Thái độ : 
- Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên : 
- Dụng cụ : cốc thuỷ tinh , lọ thuỷ tinh , ống nghiệm , đèn cồn , diêm 
- Hoá chất : Nước, P, Na , CaO , giấy quỳ tím , khí oxi .
2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ : (5 phút) 
- Em hãy cho biết thành phần định tính và định lượng của nước ?
2. Bài mới : ( 35 phút ) 
 Hoạt động 1 :II.2.a Nghiên cứu tác dụng của kim loại ( Na ) với nước
 ( 10 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
-Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm trong sgk . Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm . - Cho học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm . + Em hãy nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng quan sát được ? 
- Cho học sinh nghiên cứu sgk và viết phương trình hoá học . + Ở điều kiện bình thường Fe, Al, Cu .có tác dụng với nước không ? 
- Cho học sinh nhận xét , rút ra kết luận như trong sgk , viết phương trình hoá học . 
- Quan sát thí nghiệm : 
-Hoạt động nhóm nghiên cứu thí nghiệm : Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm . 
Thí nghiệm: + Cho một ít Na vào cốc thuỷ tinh, đậy phễu thuỷ tinh lên trên và thu khí vào ống nghiệm như hình vẽ 5.12. Bịt miệng ống nghiệm vừa thu khí được đưa đến gần ngọn lửa đèn cồn . – Nhận xét. Na phản ứng mãnh liệt với nước , thu được khí bay lên , đồng thời toả nhiệt . Khi đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn ta nghe tiếng nổ nhỏ , đồng thời có nước bám trong ống nghiệm , chứng tỏ khí bay lên là khí hiđro . Viết phương trình hoá học : 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 + Ở điều kiện bình thường các kim loại ( Fe , Cu , Al ) không tác dụng với nước . – Vậy chỉ có một số kim loại ( Na , K , Ba ) phản ứng với nước ( điều kiện thường ) , tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí hiđro. 
*) Kết luận: 
- Nước tác dụng với kim loại Natri .
+ Nước phản ứng mãnh liệt với Na , thu được khí bay lên , đồng thời toả nhiệt . 
Phương trình hoá học : 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 Hoạt động 2 :2b. Nghiên cứu tác dụng của oxit bazơ với nước. ( 8 phút).
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm nêu mục tiêu của thí nghiệm , các bước tiến hành thí nghiệm . Làm thí nghiệm theo nhóm . 
+ Cho học sinh nhận xét , viết phương trình hoá học . Nhiều oxit kim loại phản ứng được với nước tạo thành bazơ . 
- Nghiên cứu làm thí nghiệm theo nhóm . Cho một cục vôi sống nhỏ vào bát sứ , rót nước vào , quan sát hiện tượng xảy ra . 
+ Hiện tượng : Có hơi nước bốc lên , vôi sống chuyển thành vôi tôi nhão , toả nhiều nhiệt . Khi cho giấy quỳ tím vào sản phẩm thì giấy quỳ tím đổi màu thành màu xanh , chứng tỏ chất tạo thành có tính bazơ . Viết phươ

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 820112012.doc