Bài giảng Tiết 37: Sự ăn mòn kim loại (tiết 1)

Mục tiêu:

 + Nắm được khái niệm chung về ăn mòn kl và các khái niệm riêng về ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa.

 + Nắm được đk, cơ chế và bản chất của ăn mòn kl, đặc biệt đ/với ăn mòn điện hóa.

 + Nắm được ng/tắc bảo vệ kl chống ăn mòn và số biện pháp cụ thể, quan trọng nhất là ngăn cách kl cần bảo vệ với môi trường.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37: Sự ăn mòn kim loại (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 37	Ngày soạn : 20/12/2008
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI 
I. Mục tiêu:
 	+ Nắm được khái niệm chung về ăn mòn kl và các khái niệm riêng về ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa.
 + Nắm được đk, cơ chế và bản chất của ăn mòn kl, đặc biệt đ/với ăn mòn điện hóa.
 + Nắm được ng/tắc bảo vệ kl chống ăn mòn và số biện pháp cụ thể, quan trọng nhất là ngăn cách kl cần bảo vệ với môi trường.
II. Chuẩn bị:
 + Gv: Hệ thống câu hỏi
 	+ Hs: Xem bài trước ở nhà
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: Không.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hd cho hs nêu đ/n và viết quá trình ?
Theo em ăn mòn kl có mấy loại ?
 Ăn mòn hóa học là gì ? Đặc điểm, bản chất và cho vd.
 Ăn mòn điện hóa là gì ?
 Hd cho mô tả TN và nêu hiện tượng ?
 Vì sao lá Zn bị ăn mòn, còn lá Cu thì không ?
 Gv hd cho hs nêu và diễn giảng.
 Để bảo vệ kl, ta dùng những pp nào ? Cho vd.
I. Sự ăn mòn kl:
 Là sự phá hủy kl hoặc hợp kim do td hóa học của môi trường xung quanh : M0 – ne ® Mn+ (n = 1, 2, 3).
 Kết quả : Làm mất những t/c quý báo của kl.
 Phân loại: Có hai loại chính:
 1. Ăn mòn hóa học: Là sự phá hủy kl do kl pư hh với chất khí hoặc hơi nước ở to cao.
 Đ2: Không phát sinh dòng điện, tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào to.
 Bản chất: Là một quá trình oxi hóa – khử.
Vd: 3Fe + 2O2 ® Fe3O4
 Fe + 3/2Cl2 ® FeCl3
 2. Ăn mòn điện hóa: Là sự phá hủy của kl do kl tiếp xúc với dd chất điện li tạo nên dòng điện.
 a. TN: Hình vẽ sgk.
 Mô tả: 
 Hiện tượng:
 + Lá Zn – cực âm: Bị ăn mòn nhanh trong dd.
 + Kim vôn kế bị lệch hoặc bóng đèn sáng.
 + Lá Cu – cực dương: Có bọt khí hđro thoát ra.
 Giải thích:
 + Cực âm: Lá Zn bị ăm mòn nhanh vì: Zn0 – 2e ® Zn2+ và đi vào dd.
 + Kim vôn kế lệch: Các e di chuyển từ lá Zn ® Cu.
 + Cực dương: Các ion H+ trong dd axit di chuyển đến và bị khử thành hiđro tự do và thoát ra khỏi dd: 2H+ + 2e ® H2.
 b. Các đk ăn mòn điện hóa:
 + Các điện cực phải khác chất nhau.
 + Các điện cực phải tiếp xúc nhau trực tiếp hoặc gián tiếp.
 + Các điện cực phải cùng tiếp xúc với 1 dd điện li.
 c. Cơ chế của ăn mòn điện hóa:
 Xét một vật bằng gang (hoặc thép: Fe – C) trong môi trường không khí ẩm ( H2O, CO2, SO2, O2, ...).
 + Cực âm (tinh thể Fe): Xảy ra sự oxi hóa Fe (ăn mòn Fe) thành ion Fe2+: Fe0 – 2e ® Fe2+ và đi vào dd điện li. Tại đây bị oxi hóa tiếp: Fe2+ -- 1e ® Fe3+ (Gỉ sắt màu nâu đỏ).
 + Cực dương (tinh thể C): Các ion H+ trong dd chất điện li (nếu lá dd axit ) di chuyển đến, bị khử: 2H+ + 2e ® H2 và thoát ra khỏi dd.
 Nếu nước có hòa tan O2, hoặc dd trung tính, hoặc dd bazơ thì xảy ra sự khử O2: 2H2O + O2 + 4e ® 4OH— 
 d. Bản chất của ăn mòn điện hóa: Là 1 quá trình oxi hóa – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực.
II. Chống ăn mòn kim loại:
 1. Cách li kl với môi trường.
 2. Dùng hợp kim chống gỉ.
 3. Dùng chất chống ăn mòn (Chất kìm hãm).
 4. Dùng pp điện hóa.
 4. Củng cố: Giải thích được cơ chế ăn mòn điện hóa (có vẽ hình)
 5. Bài tập: 2, 3, 6, 7 tr 100, 101 sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 37.doc