Bài giảng Tiết 37: Sự ăn mòn kim loại

 1. Kiến thức: HS hiểu :

 - Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa.

 - Điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại .

 - Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37: Sự ăn mòn kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /12/2010
12D
12/12/2010
 /12/2010
12E
Tiết 37: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI 
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: HS hiểu : 
 - Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa.
 - Điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại .
 - Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn 
 2. Kĩ năng : 
 - Phân biệt được ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa ở một số hiện tượng thực tế.
 - Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
 3. Tình cảm thái độ: 
 - Có ý thức sử dụng, bảo quản hợp lí, hiệu quả đồ dùng bằng kim loại một cách khoa học
 - Sử dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường.
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV: Hoá chất: , đinh sắt, dây sắt, dây đồng, dây nhôm, dd CuSO4, AgNO3 Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá TN. 
 2. Chuẩn bị của HS: học thuộc bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Nêu những tính chất hoá học chung của kim loại? Viết PTHH minh hoạ?
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Khái niệm
GV: Vì sao kim loại hay hợp kim dẽ bị phá hủy , bản chất của sự ăn mòn là gì?
HS: Nêu khái niệm về sự ăn mòn KL và bản chất của sự ăn mòn kim loại 
Hoạt động 2: Các dạng ăn mòn Kl
GV: Nêu khái niệm ăn mòn hóa học 
HS: lấy ví dụ minh họa 
Các chi tiết máy móc trong nhà máy hóa chất, thiết bị của lò đốt, nồi hơi bị ăn mòn do tác dụng trực tiếp với các chất hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao 
GV: Thông báo KN về ăn mòn điện hóa học , Sừ dụng hình 5.5 SGK để minh họa 
HS: Nghiên cứu TN SGK ăn mòn điện hóa(Pin điện hóa) giải thích sự ăn mòn của thanh kẽm.
GV: Nếu có điều kiện cho HS xem mô phỏng pin điện hóa.
Giải thích:
Cực âm(Zn) Cực dương(Cu)
Zn → Zn2++2e 2H+ +2e → H2 ↑
Kết quả: Zn bị ăn mòn điện hóa
Hoạt động 3: Ăn mòn điện hóa trong hợp kim của Fe trong không khí ẩm.
GV: Dẫn dắt HS xét cơ chế về sự gỉ Fe trong không khí ẩm
HS: Viết các QT xảy ra ở điện cực
I. Khái niệm:
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh
Đó là quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.
 M → M+n + ne
II. Các dạng ăn mòn kim loại:
1. Ăn mòn hóa học:
Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. Nhiệt độ càng cao kim loại bị ăn mòn càng nhanh.
2. ăn mòn điện hóa học:
a. Khái niệm: ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dd chất điện li và tạo nên dòng e chuyển rời từ cực âm sang cực dương. 
TN: Cách tiến hành SGK
HT:Kim điện kế quay, thanh Zn mòn dần, bọt khí H2 thoát ra cả ở thanh Cu 
Giải thích : 
+Ở cực âm, Zn bị ăn mòn theo PƯ:
 Zn → Zn2++ 2e
Ion Zn2+đi vào dd, còn e theo dây dẫn sang điện cực Cu2+ 
+ Ở cực dương: ion H+của dd H2SO4 nhận e biến thành nguyên tử H rồi thành phân tử H2 thoát ra.
b)Ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt trong không khí ẩm.
VD: Hợp kim Fe – C trong không khí ẩm, trên bề mặt gang luôn luôn có một lớp nước mỏng đã hòa tân oxi và khí cacbonic tạo thành dd chất điện li. Hợp kim Fe – C luôn tiếp xúc với dd → pin điện hóa.
Fe trở thành cực âm(anôt) và C là cực dương(catôt)
Tại anôt: Fe bị oxi hóa thành Fe2+
 Fe → Fe2+ + 2e
Tại catôt: oxi hòa tan trong nước 
O2 + 2H2O + 4e → 4OH- 
Ion Fe2+ tan vào chất điện li có hòa tan oxi tại đây Fe bi oxi hóa tiếp → Fe+3 dưới tác dụng của ion OH- → Fe2O3.nH2O
3. Củng cố- luyện tập : HS nhắc lại nội dung chính của bài 
GV: Khắc sâu lại khái niệm ăn mòn điện hóa 
 Sự ăn mòn điện hóa thường xuyên xảy ra ở đâu ?
4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Làm bài tập 1,2 SGK 
 - Học thuộc lí thuyết
 - Chuần bị phần tiếp theo.
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ Trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 37- Su an mon kim loai.doc
Giáo án liên quan