Bài giảng Tiết 37 – Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 3)

1/ Kiến thức :

- Biết được axit cacbonic – H2CO3 – là axit yếu, không bền.

- Biết được tính chất hóa học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác và bị nhiệt phân hủy, ).

- Nêu được chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường sống.

2/ Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của axit cacbonic và các muối cacbonat.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37 – Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt
Ngày soạn:....... / 01 / 2012.
Ngày giảng:......... / 01/2012.
TIẾT 37 – BÀI 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Biết được axit cacbonic – H2CO3 – là axit yếu, không bền.
- Biết được tính chất hóa học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác và bị nhiệt phân hủy, ).
- Nêu được chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường sống.
2/ Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của axit cacbonic và các muối cacbonat. 
- Viết các PTHH thể hiện tính chất hóa học của axit cacbonic và các muối cacbonat.
- Nhận biết được một số muối cacbonat cụ thể.
- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
	3/ Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ nghiêm túc trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: 
- Dụng cụ: Giá thí nghiệm; ống nghiệm; cốc thủy tinh; kẹp gỗ, ống hút, đèn cồn, .... 
	- Hóa chất: Các dung dịch: Ca(OH)2, NaHCO3, HCl, NaOH, CaCl2, K2CO3, 
2/ Học sinh: 
- Đọc trước bài.
	3/ Phương pháp: 
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 	
 2/ Kiểm tra bài cũ: (không tiến hành)
3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung kiến thức
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
1/ Hoạt động 1:
Yêu cầu nghiên cứu mục I.1 SGK. 
Khí CO2 hoà tan trong nước không? Với tỉ lệ thể tích bằng bao nhiêu? 
CO2 tan được trong nước ® dd H2CO3 VCO2 : VH2O = 9: 100.
Thuyết trình: Nước tự nhiên, nước mưa hoà tan CO2, một phần tạo dd H2CO3, phần lớn tồn tại dạng phân tử CO2 .
Giới thiệu về TCHH của H2CO3
H2CO3 có bền không? Tính axit ra sao?
Trả lời, nhận xét, ghi vở.
I/ AXIT CACBONIC – H2CO3 = 62:
1/ Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí:
- SGK / 88.
2/ Tính chất hóa học:
- Dung dịch H2CO3 là một axit yếu ® chỉ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt.
- H2CO3 là axit không bền ® H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hoá học bị phân huỷ ngay thành H2O và CO2:
 H2CO3 ® CO2 + H2O 
GV
?
?
HS
?
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
HS
GV
GV
?
GV
?
HS
GV
GV
HS
2/ Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu.
Em hiểu thế nào là muối cacbonat?
Thành phần phân tử có chứa gốc nào?
Muối cacbonat là muối của axit cacbonic; Có chứa các gốc: - HCO3; = CO3 
Dựa vào sự có hay không có nguyên tử H trong gốc axit có thể chia muối cacbonat thành mấy loại?
Nêu ví dụ; Trả lời + ghi
Yêu cầu HS nhắc lại tính tan của các muối cacbonat.
Trả lời + ghi vở
Yêu cầu HS dựa vào kiến thức nêu vài tính chất hoá học có thể có của muối cacbonat.
Trả lời: Muối cacbonat tác dụng được với axit mạnh, kiềm, muối.
Bổ sung, hướng dẫn làm thí nghiệm chứng minh các tính chất. 
Theo dõi, nhận xét.
TN 1: dd Na2CO3, NaHCO3 tác dụng với dd HCl .
Làm thí nghiệm theo nhóm. Quan sát nhận xét: Có khí ↑; Ghi PTHH ® kết luận: vào bảng nhóm 
TN2: dd K2CO3 + dd Ca(OH)2 
 Lưu ý trường hợp: dd muối HCO3 + dd kiềm ® muối CO3 + H2O 
TN3: dd Na2CO3 + dd CaCl2
Giới thiệu muối cacbonat bị nhiệt phân.
Muối cacbonat có khả năng bị nhiệt phân mà em biết?
Giới thiệu hình 3.16/90.
Muối NaHCO3 bị nhiệt phân tạo thành sản phẩm nào?
Quan sát hình trả lời; ghi vở.
Bổ sung
Yêu cầu HS nghiên cứu II. 3; Gọi HS nêu ứng dụng.
Nghe + ghi vở + SGK.
II/ MUỐI CACBONAT:
1/ Phân loại:
- Có hai loại muối Cacbonat:
 a/ Muối cacbonat trung hoà: CaCO3, Na2CO3, K2CO3, ...
 b/ Muối cacbonat axit: Ca(HCO3)2, NaHCO3, KHCO3, ...
2/ Tính chất:
a/ Tính tan:
Đa số muối cacbonat trung hoà không tan (trừ K2CO3, Na2CO3, (NH4)2CO3,...)
Hầu hết các muối cacbonat axit tan 
b/ Tính chất hoá học :
Muối cacbonat + dd axit mạnh ®
 ® muối mới + CO2 + H2O.
 Na2CO3 + 2 HCl ® 2 NaCl + CO2 + H2O
 NaHCO3 + HCl ® NaCl + CO2 + H2O
Một số dd muối cacbonat + dd bazơ ® muối cacbonat ¯ + bazơ mới 
K2CO3 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + 2KOH
NaHCO3 + NaOH ® Na2CO3 + H2O
dd muối cacbonat + một số dd muối khác ® 2 muối mới. 
- Muối CO3 oxit + CO2 ↑
 (trừ K2CO3, Na2CO3 ...) 
CaCO3 ® CaO + CO2 
 - Muối HCO3 muối CO3 + CO2 + H2O
3/ Ứng dụng :
- CaCO3 sản xuất xi măng, vôi, ...
 - Na2CO3 nấu xà phòng, thuỷ tinh,... 
- NaHCO3: dược phẩm, hoá chất,... 
GV
?
HS
GV
 3/ Hoạt động 3:
Yêu cầu học sinh đọc và nghiên cứu thông tin phần III/ SGK – 90.
Trình bày sự chuyển hóa của cacbon trong tự nhiên?
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Bổ sung và kết luận.
III/ CHU TRÌNH CỦA CACBON TRONG TỰ NHIÊN:
- SGK/90.
4. Tổng kết – đánh giá.
	? Hoàn thành các PTHH trong bài tập 3/91. 
5. Hướng dẫn về nhà.
- Bài tập về nhà 1, 2, 4, 5 – SGK / 91.
- Chuẩn bị nội dung: “Silic. Công nghiệp Silicat”. 
Ký duyệt
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn:........./ 01 / 2012.
Ngày giảng:...../ 01 / 2012.
TIẾT 38 – BÀI 30: SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Biết được Silic là phi kim hoạt động yếu (tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hidro), SiO2 là một oxit axit (tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao).
- Biết được một số ứng dụng quan trọng của silic, silic đioxit và muối silicat.
- Biết sơ lược về thành phần và các ông đoạn chính của quá trình sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng, 
2/ Kĩ năng:
- Đọc và tóm tắt được thông tin về Si, SiO2, muối silicat, thủy tinh, đồ gốm, xi măng. 
- Viết được các PTHH minh họa cho tính chất của Si, SiO2, muối silicat.
	3/ Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ nghiêm túc trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: 
- Tranh vẽ giới thiệu các quá trình sản xuất các sản phẩm silicat.
- Mẫu một số sản phẩm của công nghiệp silicat. 
2/ Học sinh: 
	- Chuẩn bị bài; Chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu.
	3/ Phương pháp: 
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại và vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 
	2/ Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu các tính chất hoá học của muối cacbonat? Viết các PTHH minh hoạ?
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV
?
?
HS
GV
?
HS
GV
1/ Hoạt động 1:
Yêu cần học sinh tự đọc nội dung mục I/SGK - 92 ® Thảo luận nhóm nhỏ.
Nêu trạng thái tự nhiên của Silic?
Trả lời, nhận xét.
Bổ sung, kết luận.
Silic có những tính chất vật lí, hoá học nào, viết PTPƯ? 
Thảo luận nhóm ® báo cáo kết quả.
Tóm tắt nội dung chính.
Silic có những ứng dụng gì?
Trả lời, nhận xét. 
Bổ sung, kết luận. 
I/ SILIC (Si = 28):
1/ Trạng thái thiên nhiên:
- Là nguyên tố phổ biến thứ 2 trong vỏ Trái Đất (sau O2).
- Trong tự nhiên, Si không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
2/ Tính chất:
a/ Tính chất vật lí:
- Là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng, dẫn điện kém.
b/ Tính chất hóa học:
+ Là một phi kim hoạt động hoá học yếu:
+ Phản ứng với O2: 
 Si(r) + O2(k) SiO2(r)
3/ Ứng dụng của Si:
- SGK / 92.
?
?
HS
GV
?
HS
?
2/ Hoạt động 2:
SiO2 thuộc loại oxit nào?
Dự đoán các tính chất hoá học của SiO2? Viết PTHH minh hoạ?
Viết PTHH, nhận xét.
Nhận xét
SiO2 có tính chất gì đặc biệt?
Không tác dụng với nước.
Kết luận về TCHH của SiO2?
II/ SILIC ĐIOXIT (SiO2 = 60):
- Tác dụng với kiềm: 
 SiO2 + 2NaOH ® Na2SiO3 + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ:
 SiO2 + CaO ® CaSiO3
- SiO2 không phản ứng với nước.
*) Kết luận: SiO2 là oxit axit.
GV
?
HS
?
?
?
?
?
?
?
HS
GV
3/ Hoạt động 3:
Công nghiệp chế biến các hợp chất có trong tự nhiên của Silic là công nghiệp Silicat.
Công nghiệp Silicat gồm những ngành sản xuất nào?
Thảo luận, hoàn thành các phiếu học tập:
+Nhóm 1:
Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là gì? Sản xuất đồ gốm gồm những công đoạn nào?
Kể tên 1 số cơ sở sản xuất đồ gốm sứ ở địa phương và trong nước?
+ Nhóm 2:
Nguyên liệu chính để sản xuất ximăng? Các công đoạn chính của quá trình sản xuất ximăng?
Ở địa phương em và nước ta có những cơ sở sản xuất xi măng nào? Mô tả quá trình sản xuất Clanh ke từ lò quay?
Xi măng có ứng dụng gì?
+ Nhóm 3:
Nguyên liệu chính để sản xuất thuỷ tinh là gì? Sản xuất thuỷ tinh gồm những công đoạn nào? Viết các PTPƯ xảy ra trong quá trình sản xuất thuỷ tinh?
Ở nước ta có những cơ sở sản xuất thuỷ tinh nào? Ứng dụng của thuỷ tinh?
Hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập ® Báo cáo kết quả.
Bổ sung, kết luận.
III/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHIỆP SILICAT:
1/ Sản xuất đồ gốm, sứ:
- Gồm: Gạch ngói, gạch chịu lửa, sành, sứ.
- Nguyên liệu: đất sét, thạch anh, fenpat,...
- Các công đoạn chính: (SGK/93). 
2/ Sản xuất ximăng:
- Nguyên liệu: Đất sét, đá vôi, cát...
- Các công đoạn chính:
 + Tạo thành bùn xi măng.
 + Tạo thành Clanh ke.
 + Tạo thành xi măng bột.
3/ Sản xuất thuỷ tinh:
- Nguyên liệu: Cát thạch anh, đá vôi, sôđa (Na2CO3).
- Các công đoạn chính:
 + Tạo thành thuỷ tinh ở dạng nhão.
 + Làm nguội từ từ thành thuỷ tinh dẻo ® ép thổi thành các đồ vật.
 CaCO3 CaO + CO2
 CaO + SiO2 CaSiO3
Na2CO3 + SiO2 Na2SiO3 + CO2
(CaSiO3 và Na2SiO3 là thành phần chính của thuỷ tinh thường).
4. Tổng kết – đánh giá:
 ? Viết PTHH thực hiện những chuyển đổi hoá học sau:
a) Na2CO3 + ................ ® Na2SiO3 + .................
b) ............. + SiO2 ® CaSiO3. 
	- Đọc phần “Em có biết?” SGK / 95?
5. hướng dẫn về nhà.
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 – SGK / 95.
- Chuẩn bị bài: “Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docTIẾT 37 + 38 - BÀI 29 + 30 - H2CO3, MUỐI CO3, SILIC CÔNG NGHIỆP SILICAT.doc