Bài giảng Tiết 37 - Bài 24: Tính chất của oxi (tiết 4)

1. Kiến thức: HS nắm được tính chât vật lý, tính chất hoá học của oxi

2. Kỹ năng: Viết được PTHH của oxi với S, P, Fe; Nhận biết được khí oxi, biết cách thao tác thí nghiệm.

B.CHUẨN BỊ:

1. Dụng cụ : khay đựng, thìa đốt hoá chất, đèn cồn, diêm.

2. Hoá chất: một số lọ chứa khí oxi, dây sắt, lưu huỳnh, phốt pho.

 

doc45 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 37 - Bài 24: Tính chất của oxi (tiết 4), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dò:
Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
Về nhà chuẩn bị bài mới cho giờ sau.
CHƯƠNG V: HIĐRO – NƯỚC
Tiết 47: TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ (T1).
I.MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS nắm được:
Tính chất vật lý, tính chất hoá học của hiđrô.
Hiđrô có nhiều ứng dụng 
Kỹ năng:
Biết đốt cháy hiđrô trong không khí.
Biết cách thử khí hiđrô nghuện chất, quy tắc an toán khi đốt cháy hiđrô.
Biết làm thí nghiệm hiđrô tác dụng với đồng (II) oxit.
Thái độ:
Cũng cố, khắc sâu lòng yêu thích học tập bộ môn.
II.CHUẨN BỊ:
Dụng cụ : Oáng nghiệm, ống dẫn khí, lọ chứa khí, dèn cồn, diêm.
Hoá chất: kẽm viên, dd HCl, bột CuO.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
KHHH, CTHH, NTK, PTK của hiđrô là gì?
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ
-Cho các nhóm quan sát ống nghiệm chứa đầy khí hiđrô, nhận xét: à trạng thái, màu sắc.
Mở nút ống nghiệm ngửi mùi à NX mùi.
Có 2 quả bong bóng, hãy cho biết quả bóng nào chứa khí hiđrô? Giải thích vì sao?
Hiđrô nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?
Vì sao em biết?
Hiđrô không những nhẹ hơn không khí, nhẹ hơn oxi, cacbonic mà nó con là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các khí.
Bằng thực nghiệm người ta đã tính đựơc 1 lít nước ở 15oC chỉ hoà tan được 20 l khí H2. Em có nhận xét gì về tính tan của khí H2 
Nhấn mạnh lại TCVL của H2. So với TCVL của oxi thì TCVL của H2 có điểm gì giống và khác nhau?
HOẠT ĐỘNG 2 TÌM HIỂU VỀ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
O2 có những tính chất hoá học nào? H2 là một PK vậy H2 có tác dụng được với O2 không, ngoài ra H2 còn tác dụng với chất nào nữa, chúng ta cùng tìm hiểu sang phần thứ 2.
Đề tìm hiểu xem H2 có tác dụng được với O2 không chúng ta cùng thực hiện thí nghiệm sau:
-GV giới thiệu dụng cụ hoá chất.
-Cho Zn vào HCl:
 + Nhận xét (có bọt khí, là khí hiđrô)
 + Thử độ tinh khiết: thu hiđrô bằng cách đẩy không khí sau đó đưa đến ngọn lửa đèn cồn thì mở ống nghiệm.
-Tiến hành đốt H2 trong không khí, hơ cốc thuỷ tinhà nhận xét có hơi nước.
-Đốt H2 trong oxi, nhận xét trên thành bình chứa oxi
Viết PTPƯ
SS sự cháy của H2 trong không khí và trong oxi?
Giải thích?
Nhận xét tỉ lệ số phân tử H2, O2? 
GV giới thiệu bao nilon chứa O2, cho thêm khí H2 GV tiến hành đốt bao nilon.
Vì sao có hiện tượng nổ?
Do các ptử H2, tiếp xúc với các ptử O2 khi đốt chúng lập tức phản ứng với nhau, toả nhiều nhiệt. Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành tăng lên đột ngột nhiều lần, làm chấn động mạnh không khí, gây ra tiếng nổ.
Lý giải vì sao phải thử độ tinh khiết của khí H2 trước khi tiến hành đốt khí?
Đốt H2 có lẫn không khí sẽ gây nổ, nhưng với tỉ lệ thể tích 2H2: 1O2 thì sẽ gây nổ mạnh.
Còn một tính chất hoá học nữa chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau.
KHHH:H CTHH: H2
NTK:1 PTK: 2
Là chất khí không màu, không mùi
Thả ra nó bay.
Vì hiđrô nhẹ hơn không khí. 
14,5 lần.
Tính tỉ khối của hiđrô so với không khí.
Hiđô là chất khí ít tan trong nước.
Các nhóm thảo luận
Tác dụng với KL, PK, HC
Phát biểu
Kết luận
Quan sát GV tiến hành thí nghiệm
Sản phẩm tạo thành là nước.
H2 cháy trong không khí yếu hơn cháy trong oxi.
2:1
Hiện tượng: có tiếng nổ.
Để an toàn khi thực hiện thí nghiệm.
KHHH:H CTHH: H2
NTK:1 PTK: 2
I/Tính chất vật lý:
hidrô là chất khí không màu, không mùi. Là khí nhẹ nhất trong tất cả các khí, tan rất ít trong nứơc.
II/Tính chất hoá học:
1/Tác dụng với oxi:tạo thành nước.
PTPƯ: 2H2 + O2 à 2H2O
Đốt hỗn hợp 1Voxi:2Vhiđrô gây nổ mạnh.
4. Củng cố và dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học:
Học bài, làm bài tập vào trong vở.
Xem phần còn lại của bài, tìm hiểu: H2 tác dụng với CuO tạo thành sản phẩm gì? Với các OKL khác có tác dụng được với H2 không? viết PTPƯ.
Xem lại các bài tập tính theo PTHH, toán có chất dư.
________________________________
Tiết 48: TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ (T2)
I.Mục tiêu:	:
1.Kiến thức: HS nắm được:
Tính chất vật lý, tính chất hoá học của hiđrô.
Hiđrô có nhiều ứng dụng 
2.Kỹ năng:
Biết đốt cháy hiđrô trong không khí.
Biết cách thử khí hiđrô nghuện chất, quy tắc an toán khi đốt cháy hiđrô.
Biết làm thí nghiệm hiđrô tác dụng với đồng (II) oxit.
3.Thái độ:
Cũng cố, khắc sâu lòng yêu thích học tập bộ môn.
II.CHUẨN BỊ:
Dụng cụ : ống nghiệm, ống dẫn khí, lọ chứa khí, dèn cồn, diêm.
Hoá chất: kẽm viên, dd HCl, bột CuO.
II.Lên lớp:
	1. Kiểm tra bài cũ:
H2 có tính chất vật lý nào? H2 có tính chất hoá học nào? Viết ptpư?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 2 TIẾP TỤC TÌM HIỂU TÍNH CHẤT HH CỦA H2
Cho học sinh nhắc lại tchh thứ nhất của hiđrô?
GV tiến hành thí nghiệm cho hiđrô đi qua bột CuO ở nhiệt độ thường, NX?
-Tiến hành nung nóng CuO, NX?
-Gọi 1 HS quan sát sản phẩm tạo thành, so sánh màu sắc của chất trước và sau phản ứng?
-Chất màu đỏ là Cu, thành ống nghiệm có hơi nước, à sản phẩm.
Các nhóm thảo luận viết PTPƯ.
Ngoài CuO, Hiđrô còn có thể tác dụng được với một số oxit kim loại khác như: MgO, ZnO
Các nhóm thảo luận, viết các PTPƯ.
Trong các PTPƯ trên, NX hiđrô trước PƯ và sau PƯ à hiđrô có tính khử.
Hiđrô tác dụng được với đơn chất, với hợp chất à kết luận về tính chất hoá học của hiđrô.
HOẠT ĐỘNG 3 TÌM HIỂU VỀ ỨNG DỤNG CỦA H2
Nhắc lại một số TCVL, từ những tính chất vật lý nêu một số ứng dụng của hiđrô.
Quan sát hình vẽ nhận xét hiđrô có những ứng dụng gì
-Nhác lại
Quan sát nhận xét
Quan sát GV tiến hành thí nghiệm
Nhận xét chất tạo thành
Thảo luận viết PTPƯ
Kết luận về TCHH của hiđrô
Thảo luận về ứng dụng của hiđrô
Quan sát nhận xét 
Thảo luận nhóm thực hiện bài tập
Thực hiện theo nhóm
2/Tác dụng với đồng (II)oxit:
tạo thành đồng và nước.
PTPƯ: 
CuO + H2 à Cu + H2O
TQ: 
Kl oxit+hiđrôàKL + nước
Nhận xét: khí hiđrô đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuOà hiđrô có tính khử.
Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, khí hiđrô không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt.
II/ứng dụng của hiđrô: (sgk)
4.Củng cố và dặn dò:
-Hệ thống lại nội dung bài học
Học bài làm các bài tập vào trong vở
Lưu ý bài tập số 6: tìm chất chất dư, dùng chất đủ phản ứng để tinh sản phẩm.
Xem trước bài phản ứng oxi hoá khử, tìm hiểu:
+ Thế nào là sự khử? Sự oxi hoá ?
+ Thế nào là chất khử, chất oxi hoá?
+ Phản ứng oxi hoá khử là gì?
+ Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá khử?
______________________________
Tiết 49: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ.
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
HS biết khái niệm chất khử , chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá.
HS hiểu đựoc phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
2. Kĩ năng:
Kỹ năng viết và nhận ra phản ứng oxi hoá khử, chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá, trong một phản ứng hoá học.
HS nắm được tầm quan trong của phản ứng oxi hoá khử.
II.Chuẩn bị:
1. Thầy: SGK,giáo án, bảng phụ
2.Trò: SGk,vở ghi
III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
Hidro có những ứng dụng gì?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU SỰ KHỬ, SỰ OXI HOÁ
Từ bài cũ (bảng phụ)
-Vì sao gọi hiđrô là chất khử?
-Hiđrô chiếm oxi của chất nào?
-Qúa trình CuO bị tách O để trở thành Cu gọi là sự khử CuO CuO à Cu 
Vậy sự khử là gì?
-Nhắc lại khái niệm về sự oxi hoá?
-Quá trình hiđrô chiếm oxi của đồng (II) oxít để trở thành nước được gọi là gì? 
H2 à H2O 
Chất tham gia sự khử và sự oxi hoá đựơc gọi là gì?
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU CHẤT KHỬ, CHẤT OXI HOÁ
 H2 được gọi là gì? Vì sao?
Chất nào nhường oxi cho H2 ? ngưới ta gọi CuO là chất oxi hoá. Vậy chất oxi hoá là gì?
Gv nhấn mạnh chất oxi hoá tham gia sự khử, chất khử tham gia sự oxi hoá.
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ
Nhận xét: quá trình oxi hoá, khử có thể xảy ra riêng lẻ được không? vì sao?
Vậy sự khử và sự oxi hoá có mối quan hệ như thế nào?
 Phản ứng này xảy ra đồng thời sự oxi hoá hiđrô và sự khử đồng(II)oxit nên được gọi là phản ứng oxi hoá khử. Vậy thế nào là phản ứng oxi hoá khử?
Chú ý với PTPƯ C + O2 à CO2
 Oxi cũng là chất oxi hoá, đây cũng là pư oxi hoá khử, sẽ học ở các lớp trên.
Các nhóm thực hiện bài tập: nội dung: hoàn thành các ptpư, đánh dấu vào pư oxi hoá khử, giải thích ?
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM HIỂU TẦM QUAN TRỌNG CỦA PƯ OXI HOÁ KHỬ
Phàn ứng oxi hoá khử có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống, sản xuất?
Cho Hs đọc thông tin trong sgk
H2 Là chất chiếm oxi 
CuO
sự khử CuO
Sự khử: là sự tách oxi khỏi hợp chất
Là sự tác dụng của một chất với oxi.
sự oxi hoá hiđrô
Chất khử vì H2 là chất chiếm oxi của chất khác
Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác
xảy ra đồng thời 
Là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử
Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập
Phát biểu
Đọc sgk
I.Sự khử, sự oxi hoá:
Sự khử: là sự tách oxi khỏi hợp chất.
Sự oxi hoá: Là sự tác dụng của một chất với oxi.
VD:
CuO + H2 à Cu + H2O
CuO à Cu: Sự khử CuO
H2 à H2O: Sự oxi hoá H2
II.Chất khử, chất oxi hoá:
Chất khử: là chất chiếm oxi 
Vd: H2
Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác
Vd: CuO
III.Phản ứng oxi hoá khử: Là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
III.Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá khủ: (sgk)
4. Củng cố và dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học.
Học bài, làm các bài tập trong sách giáo khoa
Xem trước bài: Điều chế hiđrô phản ứng thế, tìm hiểu:
+ Cách điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm: dùng hoá chất gì? tiến hành pư như thế nào? Cách thu khí có gì khác so với khí oxi? Vì sao?
+ Phản ứng thế là gì? Phản ứng thế có gì khác so với các phản ứng khác?
______________________________________
Tiết 50: ĐIỀU CHẾ HIĐRÔ - PHẢN ỨNG THẾ.
A.MỤC TIÊU:
HS hiểu nguyên liệu, phương pháp điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm, nguyên tắc điều chế hiđrô trong công nghiệp, đồng thời nắm được khái niệm của phản ứng thế, phân biệt được phản ứng thế với các phản ứng khác.
HS có khả năng lắp ráp dụng cụ điều chế hiđrô từ axit và kim loại, nhận ra khí hiđrô và thu khí hidrô.
B.CHUẨN BỊ:
Hoá chất: kẽm viên, dd axit clohiđric.
Dụng cụ: bộ dụng cụ điều chế hiđrô.

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 8 ky II.doc
Giáo án liên quan