Bài giảng Tiết 37: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 13)

1. Kiến thức: HS biết được:

- Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền.

- Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.

- Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, đời sống.

- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 13), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 3 / 1 / 2011 – (Lớp 9A1, 9A3) ; Ngày 5/1/2010 – Lớp 9A2.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được:
- Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền.
- Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.
- Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, đời sống.
- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của muối cacbonat.
- Nhận biết một số muối cacbônat cụ thể.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
	TN 1: 1 ống đựng dd NaHCO3, 1 ống đựng dd Na2CO3 , 2 ống đựng dd HCl
	TN 2: 1 ống đựng dd K2CO3, 1 ống đựng dd Ca(OH)2 
	TN 3: 1 ống đựng dd Na2CO3, 1 ống đựng dd CaCl2
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
	1. Ổn định
	2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Cacbon đioxit là oxit axit, vậy axit cacbonic và muối cacbonat tương ứng cĩ những tính chất nào ? Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu về axit và các muối đĩ.
Hoạt động 2: AXIT CACBONIC (H2CO3)
GV: giới thiệu
Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic. 1000cm3 nước hòa tan 90cm3 CO2.
H2CO3 là axit yếu.
Dd H2CO3 làm quỳ tím hồng.
H2CO3 không bền.
H2CO3 CO2 + H2O
HS: nghe và ghi bài
I. Axit cacbonic
 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí: (SGK)
 2. Tính chất hóa học: 
H2CO3 là axit yếu.
Dd H2CO3 làm quỳ tím hồng.
H2CO3 không bền.
H2CO3 CO2 + H2O
Hoạt động 3: MUỐI CACBONAT
- GV: Ứng với H2CO3 cĩ mấy gốc axit → cĩ thể cĩ mấy loại muối?
- Lấy mỗi VD về muối và gọi tên :
- GV hướng dẫn HS tra bảng tính tan, rút ra qui luật về tính tan của muối cacbonat.
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm để rút kết luận.
-TN 1: Cho dd NaHCO3 và Na2CO3
lần lượt tác dụng với dd HCl.
-TN 2: Cho dd K2CO3 tác dụng với dd Ca(OH)2
GV lưu ý: NaHCO3(dd) + NaOH(dd) Na2CO3(dd) + H2O(l)
-TN 3: Cho dd Na2CO3 tác dụng với dd CaCl2.
-TN 4: GV giới thiệu các muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK nêu các ứng dụng của muối cacbonat.
- H2CO3 cĩ 2 gốc axit: 
(- HCO3 và = CO3)
+Muối trung hòa không còn nguyên tố H trong thành phần gốc axit. 
VD: CaCO3, Na2CO3.
+Muối axit có nguyên tố H trong thành phần gốc axit.
VD: KHCO3, NaHCO3.
- HS tra bảng để rút qui luật
- HS làm thí nghiệm, nêu hiện tượng và rút ra kết luận.
- Hiện tượng: bọt khí thoát ra 2 ống nghiệm.
- Có kết tủa trắng xuất hiện ở thí nghiệm 3.
- HS viết PT
- Nhận xét® kết luận
HS: Nêu ứng dụng.
II. Muối cacbonat
1. Phân loại:
- Cacbonat trung hòa. 
Vd:CaCO3,Na2CO3, MgCO3,
- Muối cacbonat axit.
Vd: Ca(HCO3)2; NaHCO3.
2. Tính chất
a. Tính tan:
Đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ muối cacbonat kim loại kiềm như: K2CO3, Na2CO3.
Hầu hết muối hiđro cacbonat tan trong nước như: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
b. Tính chất hóa học:
· Tác dụng với axit:
- NaHCO3 (dd) + HCl (dd) NaCl (dd) + H2O (l) + CO2 (k)
- Na2CO3 (dd) + 2HCl (dd) 2NaCl (dd) + H2O (l) + CO2 (k)
KL: Muối cacbonat + dd axit mạnh muối mới + CO2 + H2O
· Tác dụng của dd bazơ:
K2CO3 (dd) + Ca(OH)2 (dd) 
 CaCO3 (r) + 2KOH (dd) 
Dd muối cacbonat + dd bazơ muối cacbonat + bazơ mới.
Chú ý: NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O.
· Tác dụng với dd muối:
Na2CO3 (dd) + CaCl2 (dd) CaCO3 (r) + 2NaCl (dd).
KL: Dd muối cacbonat + dd muối 2 muối mới.
Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy:
CaCO3 (r) 
 CaO (r) + CO2(k)
2NaHCO3 (r) 
 Na2CO3(r) + H2O (h) + CO2 (k)
3. Ứng dụng: 
CaCO3 làm vật liệu xây dựng.; Na2CO3 dùng sản xuất xà phòng, NaHCO3 làm dược phẩm, nạp vào bình cứu hoả. 
Hoạt động 4: CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN
GV cho HS quan sát sơ đồ chu trình cacbon trong tự nhiên và giới thiệu cho HS về chu trình của cacbon trong tự nhiên. 
HS quan sát và lắng nghe và ghi bài giảng.
3. Chu trình của các bon trong tự nhiên
4. Tổng kết, vận dụng
GV: Yêu cầu HS làm bài luyện tập.
1. Viết PTHH thực hiện chuyển hóa sau: C® CO2® CaCO3 ® CO2
2. Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonnat. Hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết PTHHù minh họa.
HS: Làm bài luyện tập.
1. 	C + O2 ® CO2
CO2 + CaO ® CaO3
CaCO3 CaO + CO2
2. MgCO3 tác dụng được với axit tạo ra muối và giải phĩng CO2
PTHH: MgCO3 + 2HCl ® MgCl2 + CO2 + H2O
- Bị nhiệt phân huỷ tạo ra CO2. PTHH: 
MgCO3 MgO + CO2
5: Hướng dẫn về nhà
Bài tập về nhà: 1-5 trang 91 SGK
Hướng dẫn bài tập 5:
PTHH: 2NaHCO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + 2H2O + 2CO2
- Số mol khí CO2 tạo thành = 2 lần số mol H2SO4 = = 20 mol
- Thể tích CO2 tạo thành : 20 x 22,4 =448 lit
- Chuẩn bị bài mời: ”Silic. Công nghiệp silicat”
+ Sưu tàm các mẫu vật đồ gốm sứ, thuỷ tinh.
+ Các cơ sở sản xuất đồ gốm sứ, thuỷ tinh ở địa phương; nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất.

File đính kèm:

  • docTiet_37.doc