Bài giảng Tiết 37: Ankan

 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:

- Biết công thức chung của dãy đồng đẳng ankan, công thức cấu tạo, cách gọi tên một số ankan đơn giản cũng như tính chất vật lí của chúng.

- Vận dụng các kiến thức đó vào giải quyết các dạng bài tập liên quan.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37: Ankan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:23/12/2008
 CHƯƠNG 5: HIĐROCACBON NO
Tiết 37
ANKAN(t1)
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Biết công thức chung của dãy đồng đẳng ankan, công thức cấu tạo, cách gọi tên một số ankan đơn giản cũng như tính chất vật lí của chúng.
- Vận dụng các kiến thức đó vào giải quyết các dạng bài tập liên quan.
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết công thức cấu tạo đồng phân và gọi tên các ankan đồng phân theo danh pháp IUPAC, lập dãy đồng đẳng của chúng.
- Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BTTL liên quan đến các kiến thức cơ bản về dãy đồng đẳng của ankan, giải thích sự biến đổi tính chất vật lí của các ankan.
 3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động trong học tập hóa học và qua đó tạo lòng đam mê khoa học bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đàm thoại, thảo luận nhóm, quan sát tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
 1. Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ, mô hình phân tử butan (các dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến bài ankan).
 2. Học sinh: - Ôn tập các kiến thức cơ bản về khái niệm đồng đẳng, đồng phân, cách viết công thức cấu tạo đồng phân. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
11B3
11B4
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1 phút) Các em đã được nghiên cứu về phân đại cương hóa học hữu cơ, biết cách phân loại hchc theo thành phần hay theo mạch cacbon. Trong đó có hiđrocacbon no (ankan), ứng với mỗi chất hữu cơ khác nhau (CTCT khác nhau) tương ứng với một tên gọi khác nhau. Vậy làm thế nào để gọi tên chính xác từng ankan trong dãy đồng đẳng cũng như cách thành lập dãy đồng đẳng và tính chất vật lí của chúng ? Hôm nay các em sẽ được nghiên cứu ở bài “ANKAN” (tiết 1)
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (30 phút)
GV: Nêu ra hệ thống câu hỏi nhằm giúp HS khắc sâu kiến thức về đồng đẳng:
? Nếu biết chất đầu tiên của dãy đđ là CH4, hãy lập CTPT các chất tiếp theo.
I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP:
1. Dãy đồng đẳng của ankan:
CH4 và các chất C2H6, C3H8, C4H10, ...lập thành dãy đồng đẳng ankan (parafin) có CTC: CnH2n + 2
- Các góc liên kết CCC, HCH, CCH khoảng
GV: Chuẩn kiến thức về cách gọi tên (theo danh pháp IUPAC).
GV: Yêu cầu HS xác định bậc cacbon thông qua một số VD sau:
CH3 - CH (CH3)-CH2-CH3
 CH3
CH3 – C – CH3 
 CH3 
HS: Đại diện lên bảng xác định bậc cacbon, các HS khác nhận xét và bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức cơ bản và bổ sung thông tin.
- Cacbon bậc n là C gắn với n nguyên tử C xung quanh.
- Hay bậc nguyên tử C được tính bằng số liên kết của nó với các nguyên tử C khác.
Hoạt động 2: (6 phút)
GV: Cho HS nghiên cứu SGK và thống kê cac đặc điểm sau của ankan:
? Trạng thái
? Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
? Khối lượng riêng, tính tan trong nước theo chiều phân tử khối tăng dần.
HS: Thảo luận nhanh và đại diện đứng tại chỗ trình bày.
GV: Chuẩn kiến thức và bổ sung thông tin cần thiết để HS cả lớp cùng ghi nhận kiến thức.
*Gọi tên: “Tên nhánh – số chỉ vị trí nhánh + tên ankan mạch chính”
VD:
 1 2 3 4
CH3 - CH (CH3)-CH2-CH3
2-metylbutan (isopentan)
 CH3
CH3 – C – CH3 2,2-đimetylpropan
	 (neopentan)
 CH3 
* Bậc cacbon: “cacbon bậc n gắn với n nguyên tử cacbon xung quanh”
VD: 2-metylbutan (isopentan)
có 3C bậc I, 1C bậc II và 1C bậc III
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Từ C1-C4: chất khí; C5-C17: chất lỏng; C18 trở lên là chất rắn.
- M tăng : ts, tnc, d tăng.
- Ankan nhẹ hơn nước.
- Không tan trong nước, không màu.
4. Củng cố: (5 phút).
GV: Cho HS cả lớp cùng làm bài tập 2, 6 SGK trang 115.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện trình bày.
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của bài này về cách xây dựng CTC và gọi tên các ankan theo danh pháp IUPAC.
- BTVN: Viết CTCT và gọi tên theo danh pháp IUPAC của C5H12 và C6H14.
- Chuẩn bị: “ANKAN” (TT)
+ Tính chất hóa học của ankan (pứ thế, pứ tách, pứ ôxi hóa).
+ Cách điều chế ankan (mêtan) trong công nghiệp và phòng thí nghiệm.

File đính kèm:

  • dochh11tiet37.doc
Giáo án liên quan