Bài giảng Tiết 37, 38 - Bài 24: Tính chất của oxi

.Mục tiêu

a.Kiến thức:

* Học sinh nắm được tính chất vật lí , hoá học của oxi

* Viết được PTHH của oxi với S , P , Fe

b.Kĩ năng:

*Nhận biết được khí oxi , biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.

 

doc59 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 37, 38 - Bài 24: Tính chất của oxi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cách đẩy nước và đẩy không khí .
* Làm thí nghiệm với hiđro.
 2-Kĩ năng:
 + Rèn khả năng quan sát và nhận xét các hiện tượng thí nghiệm .
+ Rèn kĩ năng viết PTHH.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học. 
 1-Hoá chất Zn , HCl , CuO
 2-Dụng cụ: ống nghiệm , chậu nước , đèn cồn , .....
C. Tổ chức dạy học.
 1-Kiểm tra . 
 2-Bài mới 
Hoạt động 1.
Thí nghiệm điều chế khí hiđro từ axit HCl và đốt cháy khí hiđro trong không khí .
GV: Gọi học sinh cho biết nguyên liệu để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm .
Hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm
Cách thử độ tinh khiết của hiđro
Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm
Theo dõi ghi kết quả
Hoạt động 2 .
Thí nghiệm thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí .
Cho học sinh nhắc lại cách thu khí hiđro vào ống nghiệm
Lớp nhận xét
Các nhóm tiến hành
GV: Hướng đẫn học sinh cách thử độ tinh khiết của khí hiđro
GV: Làm mẫu
Các nhóm tiến hành
Hoạt động 3.
Thí nghiệm thu khí hiđro bằng cách đẩy nước
Cho học sinh nhắc lại cách thu khí hiđro vào ống nghiệm
Lớp nhận xét
Các nhóm tiến hành
Hoạt động 4.
Thí nghiệm hiđro khử đồng II oxit
+ GV: Hướng dẫn cách làm
Cách lắp dụng cụ
Nung nóng ống nghiệm có chứa CuO
Cho hiđro đi qua
+ Quan sát hiện tượng và ghi lại
Hoạt động 5.
Viết bản tường trình
TN
Hiện tượng
Giải thích
PTHH
Hoạt động 6.
Tổng kết. Nhắc nhở một số vấn đề còn tồn tại
VN: Ôn lại bài luyện tập 6 chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
 ---------------------------------------------------
Tiết 53 Ngày soạn
Tuần Ngày dạy
Kiểm tra 45'
A.Mục tiêu 
 1-Kiến thức:
* Nắm được kiến thức của chương oxi – hiđro , tính chất vật lí , hoá học , cách thu , cách điều chế , phân loại phản ứng hoá học .
 2-Kĩ năng:
 + Rèn kĩ năng làm bài tập ” Tính theo PTHH ”
B. Nội dung 
Phần I.Trắc nghiệm
 Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
1.Crôm(III)oxit có công thức hoá học là:
 A.Cr2O3 ; B.CrO3 ; C.CrO ; D.Cr2O7
2.Các chất CO2,SO2,N2O5,ZnO,Al chất không cùng nhóm với các chất còn lại là:
 A.ZnO ; B.Al ; C.SO2 ; D.N2O5
3.Nhóm nguyên liệu nào dùng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm:
 A.H2O và không khí ; B.Zn và HCl ; C.Fe và H2SO4 loãng ; D.Cả B,C
4.Oxi hoá 6g C bằng 22,4lit O2 ĐKTC ,khối lượng CO2 thu được là:
 A.44g ; B.22g ; C.11g ; D.2,2g
5.Thể tích H2 ở ĐKTC cần để tác dụng hết với 28lit không khí ở ĐKTC là:
 A.1,12lit ; B.22,4 lit ; C.11,2 lit ; D.5,6 lit
6.Có 4,48lít hỗn hợp 2 khí H2 và CO2 ,đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thu được 0,9g H2O.Phần trăm thể tích H2 trong hỗn hợp đầu là :
 A.25% ; B.50% ; C.75% ; D.80%
7.Chất nào dùng điều chế O2 trong PTN:
 A.KMnO4 ; B.KClO3 ; C.H2O ; D.Cả A,B ; E.Cả B,C
8.Có 2 lọ đựng H2 và O2 cách làm nào có thể nhận biết 2 khí :
 A.Quan sát ; B.Dùng than hồng ; C.Cân ; D.Cả B,C
9.Chất khí A tác dụng với đơn chất ,hợp chất ,A có tính chất đặc trưng là tính Oxi hoá ,A là :
 A.H2 ; B.O2 ; C.H2O ; D.Cả A,B
10.Trong phản ứng 2SO2 + O2 -> 2SO3 chất khử là :
 A.SO2 ; B.O2 ; C.SO3 D.Cả A,B
Phần II.Tự luận
Bài1.Các chất Al2O3 ,FeO , SO3 , MnO , SiO2 phân loại và đọc tên các chất. 
Bài 2.Khử hết một lượng oxit có công thức MO bằng khí CO thu được M và 4,48lit CO2 ĐKTC .
a.Viết phương trình .Tìm khối lượng CO đã phản ứng.
b.Nếu khử hết 16 g MO cũng tạo ra 4,48 lit CO2 thì M là kim loại nào.
c.Bằng cách làm đơn giản em hãy tách lấy M từ hỗn hợp của nó với Fe.
Biểu điểm - Đáp án :
Phần I. (5 điểm) = 10 x 0,5điểm.
1.A , 2.B , 3.D ,4.B , 5.C , 6.A ,7.D ,8.B , 9.B , 10.A
Phần II.( 5điểm )
Bài1.(2 điểm)
Oxit Bazơ : Al2O3 ,FeO ,MnO
Oxit Axit : SO3 ,SiO3
Đọc tên .....
Bài 2 (3 điểm)
a.PT. CO + MO -> M + CO2 
nCO2 = 0,2 mol -> nCO = 0,2 mol -> mCO = 5,6g
b.nMO = 0,2 mol -> (M + 16).0,2 = 16 -> M = 64 g là Cu
c.Dùng nam châm tách bỏ Fe
Tiết 54 Ngày dạy
Tuần 	 Ngày dạy	
Bài 36 - Nước
A.Mục tiêu
 1-Kiến thức:
* Học sinh hiểu và biết thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là hiđro và oxi chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 H2 : 1 O2 và tỉ lệ về khối lượng là 8 O : 1 H
 2-Kĩ năng:
 * Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm rút ra KL
B. Chuẩn bị 
 1-Hoá chất : Nước , H2SO4 đặc
 2-Dụng cụ: Bình điện phân nước
C. Tổ chức dạy học
 1-Kiểm tra 
 2-Bài mới 
Trong tự nhiên nước là một chất có trữ lượng khá lớn,đồng thời nó có vai trò to lớn cho sự sống trên trái đất.Nhưng nước có thành phần hoá học như thế nào chúng ta cùng xét bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV y/c học sinh : 
- Viết công thức phân tử của nước
- Nước gồm nhưng nguyên tố hoá học nào tạo thành ?
H.Vậy tại sao lại được hình thành tử 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi ?
Để trả lời ta làm thí nghiệm .
- GV làm thí nghiệm điện phân nước
- 2 học sinh lên quan sát hiện tượng
H. Quan sát trên bề mặt điện cực thấy xuất hiện gì ?
HS.Xuất hiện bọt khí hai cực.
H. Thể tích chất khí ở 2 ống có khác nhau không ?
HS.Thể tích 2 khí ở 2 cực có sự chênh lệch.
GV: Dùng tàn đóm thử .
Em rút ra kết luận gì ?
GV : Dùng lửa thử
Em rút ra kết luận gì ?
H.Vậy khi phân huỷ nước bằng dòng điện ta thu được khí gì ?
HS.Thu được khí H2 và O2.
- HS viết PTPƯ .
GV treo tranh sự tổng hợp nước và trình bày :
- Lúc đầu có 2 V O2 và 2 V H2 cho vào ống nghiệm mực nước dâng lên vạch số 4
- Đốt bằng tia lửa điện hốn hợp nổ -> mực nước dâng lên . Khi nhiệt độ bên trong = nhiệt độ bên ngoài thì mực nước dừng lại vạch số 1 .
H. Vậy các khí H2 và O2 liệu có phản ứng hết với nhau không ?
HS.Dự đoán chất khí còn lại trong ống.
H. Đưa tàn đóm vào chất khí còn lại có hiện tượng gì ?
HS.Chất khí làm than hồng bùng sáng.
GV.Yêu cầu học sinh viết PTPƯ
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tỉ lệ về khối lượng của H và O trong H2O .
H. Vậy nước được tạo thành từ những nguyên tố hoá học nào ?
HS.Nước được tạo bởi hai nguyên tố là O và H(Thành phần định tính)
H.Và chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ về khối lượng như thế nào ?
HS.Tỉ lệ khối lượng mH : mO =
GV. Cho học sinh đọc kết luận sgk
I: Thành phần hoá học của nước
1. Sự phân huỷ nước
- Khi có dòng điện 1 chiều chạy qua , nước bị phân huỷ thành khí hiđro và khí oxi
- Thế tích khí hiđro gấp 2 lần thể tích khí oxi
PTHH: đp
 2H2O -> 2H2 + O2
2. Sự tổng hợp nước
- Khi đốt bằng tia lửa điện hiđro và 
oxi đã hoá hợp với nhau theo tỉ lệ về thể tích là : 2 : 1
 2H2 + O2 -> 2H2O
n : 2 1
V : 2. 22,4 1. 22,4
m : 2x 2 1 x 16
=> mH/mO = 4/32 = 1/8
=> %mH = 1. 100%/1+8 = 11,1%
%mO = 8.100%/1+8 = 88,9%
3. Kết luận
 ( SGK )
D.Củng cố .
- Bằng những phản ứng nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước ? Viết PTPƯ ?
- Làm bài 3 / t 125 sgk
*Hướng dẫn làm bài tập.
Viết PTHH : 2H2 + O2 -> 2H2O
- Ta có : n H2O
- Dựa vào PTHH tìm số mol của H2 , O2 
=> V H2 , O2
E.Về nhà.
Học bài , làm bài trong sgk
 -------------------------------------------------------
Tiết55 Ngày soạn:
Bài 36 - Nước
Tuần Ngày dạy :
A.Mục tiêu tiết dạy.
 1-Kiến thức:
* Học sinh biết và hiểu được tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước .
* Biết viết các PTHH thể hiện tính chất của nước . Biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và phương pháp phòng chống ô nhiễm .
 2-Kĩ năng:
 + Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm rút ra KL
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học. 
 1-Hoá chất Nước , Na , CaO , P2O5
 2-Dụng cụ: ống nghiệm , chậu nước , lọ thuỷ tinh , ....
C. Tổ chức dạy học.
 1-Kiểm tra . 
 2-Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV:Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế kết hợp sgk nêu tính chất vật lí của nước
 GV nhúng quỳ tím vào cốc nước yêu cầu học sinh quan sát
 Cho một mẩu Na vào cốc nước , cho biết hiện tượng .
Tiếp tục nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng .Nhận xét 
GV.Cho biết sản phẩm làm quì tím màu xanh thuộc loại bazơ.Hướng dẫn sơ qua về cách viết công thức Bazơ.
H.Trong pư kim loại Na với nước cho mấy sản phẩm đó là các sản phẩm nào?
Hs.Cho 2 sản phẩm là Bazơ và khí H2.
G.hướng dẫn học sinh hoàn thành phản ứng
- Ngoài ra nước còn tác dụng với một số kim loại khác ở nhiệt độ thường như ( K , Ca , Ba ,Li)và cho sản phẩm tương tự
GV làm thí nghiệm
Cho một cục vôi nhỏ vào cốc thuỷ tinh rồi rót nước vào 
Y/C: quan sát hiện tượng và nhận xét
Thử dung dịch thu được bằng quỳ tím
H.Nhận xét hiện tượng ? Kết luận sản phẩm?
HS.Giấy quì chuyển màu xanh –sản phẩm là ba zơ
 Viết PTHH
G.Nếu kim loại tác dụng với nước thì oxit tương ứng của nó cũng td với nước.
GV : Đốt P trong lọ đựng khí oxi
Cho nước vào lắc đều
H. Khi đốt P ta thu được chất gì?
HS.Thu được khói màu trắng
GV.Thử dung dịch thu được bằng quỳ tím
HS.Nhận xét 
H.Theo em sản phẩm này có là bazơ không ?Tại sao?
HS.Không phải là bazơ vì nó lại làm quì tím có màu đỏ.
GV.Sản phẩm này là do P2O5 tác dịng với nước tạo thành Axit và làm quì tím màu đỏ.
GV.Viết PTHH
H.Vậy để phân biệt một hợp chất là axit hay bazơ ta làm thế nào ?
HS.Dùng giấy quì tím . Ngoài ra có thể dd PhênolTalêin với dấu hiệu chuyển màu hồng khí tiếp xúc với dd Bazơ.
II . Tính chất của nước 
1. Tính chất vật lí
- Nước là chất lỏng không màu không mùi không vị , sôi ở 100 0C , hoá rắn ở 0 0C , d = 1g/ml
- Nước có thể hoá tan nhiều chất
2. Tính chất hoá học
a. Tác dụng với kim loại
2Na + H2O -> 2NaOH + H2
Ca + 2H2O -> Ca(OH)2 + H2
b. Tác dụng với một số oxit bazơ
CaO + H2O -> Ca(OH)2 
K2O + H2O -> 2KOH
Kết luận ( SGK)
c. Tác dụng với oxit axit
P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
SO2 + H2O -> H2O
Kết luận ( SGK )
III. Vai trò của nước – Chống ô nhiếm nước
 ( SGK )
D. Củng cố 
*Hoàn thành các PTHH sau
K + H2O ->? + ?
Ba + ? -> Ba(OH)2 + ?
Na2O + H2 -> ?
SO3 + H2O -> ?
CO2 + H2O -> ?
N2O5 + ? -> HNO3
E.Về nhà: Làm bài SGK
 -----------------------------------------------------------
Tiết 56 Ngày soạn:
Tuần Ngày dạy:
Bài 37 : Axit - bazơ - muối
A.Mục tiêu tiết dạy
 1-Kiến thức:
* Học sinh hiểu và biết cách phân loại axit, bazơ, muối và tên gọi của chúng .
* Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 8 HKII.doc