Bài giảng Tiết 35: Ôn tập học kỳ I (tiết 1)

Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Ôn lại những khái niệm cơ bản, quan trọng đã được được học trong học kì I ; Nguyên tử & cấu tạo nguyên tử ; ôn lại các công thức quan trọng, lập công thức hoá học, hoá trị & tính hoá trị của một nguyên tố, thành phần % , tỉ khối của chất khí

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng kĩ cơ bản: lập công thức hoá học, hoá trị & tính hoá trị của một nguyên tố, sử dụng thành các công thức chuyển đổi, giải các bài tập tính theo CTHH & PTHH.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 35: Ôn tập học kỳ I (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soan:
Giang:
Tiết 35 ôn tập học kỳ I
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Ôn lại những khái niệm cơ bản, quan trọng đã được được học trong học kì I ; Nguyên tử & cấu tạo nguyên tử ; ôn lại các công thức quan trọng, lập công thức hoá học, hoá trị & tính hoá trị của một nguyên tố, thành phần % , tỉ khối của chất khí
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng kĩ cơ bản: lập công thức hoá học, hoá trị & tính hoá trị của một nguyên tố, sử dụng thành các công thức chuyển đổi, giải các bài tập tính theo CTHH & PTHH.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học
II. Đồ dùng:
1. G/v: - Phiếu học tập , câu hỏi & bài tập
2. H/s: - Ôn lại những kiến thức cơ bản của chương 1 & 2
III. Phương pháp: Đàm thoại, hđn
IV:Tổ chức dạy học: 
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ (Lồng vào giờ ôn tập):
* Khởi động: Để ôn tập tốt các kiến thức cơ bản đã học ở kì I và làm bài kiểm tra học kì được tốt chúng ta đi ôn lại các kiến cơ bản sau đây.
3.Tiến trình bài giảng:
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 15
Phút
 10
Phút
 10
phút
Hoạt động1
MT: Ôn lại những khái niệm cơ bản, quan trọng đã được được học trong học kì I ; Nguyên tử & cấu tạo nguyên tử
- Hướng dẫn h/s ôn tập dưới dạng các câu hỏi
 + Em cho biết nguyên tử là gì & có cấu tạo như thế nào ?
 + Những loại hạt nào cấu tạo nên hạt nhân & đặc điểm của những loại hạt đó.
 + Hạt nào tạo nên lớp vỏ ? đặc điểm của loại hạt đó ?
- Y/c hoạt dộng nhóm bàn thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
+ Nguyên tố hoá học là gì ? 
+ Đơn chất là gì ?
+ Hợp chất là gì ?
+ Hỗn hợp là gì ?
- Y/c thảo luận theo nhóm bàn thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
Hoạt động2
MT: Rèn một số kĩ năng cơ bản giải bài tập.
- G/v đưa nội dung bài tập lên bảng:
- Bài tập 1: Lập công thức của hợp chất gồm:
a) Kali & nhóm (SO4)
b) Nhôm & nhóm (NO3)
- Y/c thảo luận nhóm bàn thống nhất kết quả
- Gọi 2 h/s lên giải bài tập – các nhóm tiếp tục thảo luận – cá nhóm nhận xét & bổ xung
- G/v nhận xét & đưa đáp chuẩn
- Bài tập 2: Tính hoá trị của nitơ, sắt, lưu huỳnh trong các công thức hoá học sau: NH3 , Fe2(SO4)3 , SO3
- Y/c thảo luận theo nhóm bàn thống nhất kết quả
- Gọi 3 h/s lên giải bài tập – các nhóm tiếp tục thảo luận - đ/d nhóm nhận xét & bổ xung
- G/v nhận xét & đưa đáp án chuẩn 
- Bài tập 3: Cân bằng các phương trình p/ư sau:
a) Fe2O3 + H2 Fe + H2O
b) Al(OH)3 Al2O3 + H2O
c) P + O2 P2O5
? Em hãy nhắc lại các bước của bài toán tính theo phương trình hoá học ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
- G/v đưa nội dung bài tập lên bảng:
 Cho sơ đồ p/ư sau:
Fe + HCl FeCl2 + H2
a) Tính khối lượng ssăt & axit đã p/ư, biết rằng thể tích khí hiđro thoát ra là 3,36 lít (đktc)
b) Tính khối lượng hợp chất FeCl2 được tạo thành
- Y/c thảo luận theo nhóm bàn thống nhất kết quả
- Gọi hai h/s lên giải từng phần – đại diện h/s khác nhận xét bổ xung
- G/v đưa đáp án chuẩn 
I. Ôn lại một số kiến thức cơ bản
 1/ Nguyên tử
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.
- Nguyên tử bao gồm hạt nhân mang điện tích dương & vỏ tạo bởi những electron mang điện tích âm
- Hạt nhân được tạo bởi hạt prôton & hạt nơtron.
 + Hạt protron (p) mang điện tích +1
 + Hạt nơtron (n) không mang điện
 + Khối lượng protron = khối lượng hạt nơtron
- Lớp vỏ được tạo bởi 1 hoặc nhiều electron
 2/ Nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, hỗn hợp
- Nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại có cùng số protron trong hạt nhân
- Đơn chất: là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học
- Hợp chất: là nhữnh chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở nên
- Hỗn hợp: Gồm hai chất trở lên trộn lẫn với nhau 
II. Rèn một số kĩ năng cơ bản giải bài tập.
1/ Bài tập 1:
 a) Kx(SO4)y => x . I = y . II
 => => x = 2
 y = 1
- Công thức cần tìm là K2SO4
 b) Tương tự: Al(NO3)3
 2/ Bài tập 2:
- NH3: Gọi hóa trị của N là x ta có:
 1 . x = 3. 1 => x = III
 Vậy nitơ có hoá trị III
- Fe2(SO4)3: Tương tự như trên => Fe có hoá trị III.
- SO3: S có hoá trị VI
3/ Bài tập 3: Cân bằng các phương trình p/ư sau:
a) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3 H2O
b) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
c) 4P + 5O2 2P2O5
 1/ Bài tập 4:
- Số mol của khí H2 thu được là:
 n = = = 0,15 mol
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
- Theo phương trình ta có:
= 0,15 mol
- = 0,15 . 2 = 0,3 mol
- Khối lượng của Fe đã p/ư là:
 m = n . M = 0,15 . 56 = 8,4 gam
- Khối lượng axit đã p/ư là:
 0,3 . 36,5 = 10,95 gam
- Khối lượng của hợp chất FeCl2 được tạo thành là:
 0,15 . 127 = 19,05 gam
4. Dặn dò ( 2 phút ): - BTVN: Ôn các khái niệm cơ bản của chương 1 & 2, 3
 Làm các bài tập phần ôn tập học kì I ở SBT hoá

File đính kèm:

  • docTIET35~1.DOC
Giáo án liên quan