Bài giảng Tiết 35: Hợp kim

Kiến thức:

 HS biết:

 - Khái niệm về hợp kim.

 - Tính chất và ứng dụng của hợp kim trong các ngành kinh tế quốc dân.

 HS hiểu: Vì sao hợp kim có tính chất cơ học ưu việt hơn các kim loại và thành phần của hợp kim.

 2. Kĩ năng:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 35: Hợp kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.27/11/2009	Ngày dạy: 3/12/2009
.Tiết 35	 HỢP KIM
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 v HS biết:
 - Khái niệm về hợp kim.
 - Tính chất và ứng dụng của hợp kim trong các ngành kinh tế quốc dân.
 v HS hiểu: Vì sao hợp kim có tính chất cơ học ưu việt hơn các kim loại và thành phần của hợp kim.
 2. Kĩ năng: 
 3. Thái độ: 
II. CHUẨN BỊ: GV sưu tầm một số hợp kim như gang, thép, đuyra cho HS quan sát.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v HS nghiên cứu SGK để biết khái niệm về hợp kim.
I – KHÁI NIỆM: Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
Thí dụ: 
- Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khac. 
- Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.
Hoạt động 2
v Hs trả lời các câu hỏi sau:
 - Vì sao hợp kim dẫn điện và nhiệt kém các kim loại thành phần ?
 - Vì sao các hợp kim cứng hơn các kim loại thành phần ?
 - Vì sao hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn các kim loại thành phần ?
II – TÍNH CHẤT
Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể hợp kim.
v Tính chất hoá học: Tương tự tính chất của các đơn chất tham gia vào hợp kim. 
Thí dụ: Hợp kim Cu-Zn
 - Tác dụng với dung dịch NaOH: Chỉ có Zn phản ứng 
Zn + 2NaOH " Na2ZnO2 + H2#
 - Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng: Cả 2 đều phản ứng 
Cu + 2H2SO4 " CuSO4 + SO2 + 2H2O
Zn + 2H2SO4 " ZnSO4 + SO2 + 2H2O
v Tính chất vật lí, tính chất cơ học: Khác nhiều so với tính chất của các đơn chất. 
Thí dụ:
 - Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thép inoc),
 - Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,
 - Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn, tnc = 2100C,
 - Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg.
Hoạt động 3
v HS nghiên cứu SGK và tìm những thí dụ thực tế về ứng dụng của hợp kim.
v GV bổ sung thêm một số ứng dụng khác của các hợp kim.
III – ỨNG DỤNG
 - Những hợp kim nhẹ,bền chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao dùng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,
 - Những hợp kim có tính bền hoá học và cơ học cao dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hoá chất.
 - Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,
 - Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức và trước đây ở một số nước còn dùng để đúc tiền.
V. THÔNG TIN BỔ SUNG
 1. Về thành phần của một số hợp kim 
 - Thép không gỉ (gồm Fe, C, Cr, Ni).
 - Đuyra là hợp kim của nhôm (gồm 8% - 12%Cu), cứng hơn vàng, dùng để đúc tiền, làm đồ trang sức, ngòi bút máy,
 - Hợp kim Pb-Sn (gồm 80%Pb và 20%Sn) cứng hơn Pb nhiều, dùng đúc chữ in.
 - Hợp kim của Hg gọi là hỗn hống.
 - Đồng thau (gồm Cu và Zn).
 - Đồng thiếc (gồm Cu, Zn và Sn).
 - Đồng bạch (gồm Cu; 20-30%Ni và lượng nhỏ sắt và mangan)
 2. Về ứng dụng của hợp kim 
 - Có nhứng hợp kim trơ với axit, bazơ và các hoá chất khác dùng chế tạo các máy móc, thiết bị dùng trong nhà máy sản xuất hoá chất.
 - Có hợp kim chịu nhiệt cao, chịu ma sát mạnh dùng làm ống xả trong động cơ phản lực.
 - Có hợp kim có nhiệt độ nóng chảy rất thấp dùng để chế tạo dàn ống chữa cháy tự động. Trong các kho hàng hoá, khi có cháy, nhiệt độ tăng làm hợp kim nóng chảy và nước phun qua những lỗ được hàn bằng hợp kim này.
VI. DẶN DÒ
1. bài tập về nhà: 1 → 4 trang 91 (SGK).
2. Xem trước bài SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

File đính kèm:

  • doct35.doc