Bài giảng Tiết 34 - Bài 28: Các oxit của cacbon (tiết 2)

Kiến thức:

 HS biết được:

- Cacbon tạo hai oxit tương ứng là CO và CO2.

- Tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của CO, CO2.

2. Kỹ năng:

- Biết nguyên tác điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm và thu khí CO2.

- Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 34 - Bài 28: Các oxit của cacbon (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/200 	Tiết : 34
Ngày dạy :....................................................................................................... 
BÀI 28: CÁC OXIT CỦA CACBON
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 HS biết được:
- Cacbon tạo hai oxit tương ứng là CO và CO2.
- Tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của CO, CO2.
2. Kỹ năng:
- Biết nguyên tác điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm và thu khí CO2.
- Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm.
- Viết đúng các PTHH chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có tính chất của 1 oxit axit.
3. Thái độ:
- Lòng yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV chuẩn bị: Hóa chất và các dụng cụ cần thiết cho việc tiến hành các thí nghiệm phản ứng giữa CO2 với H2O, tranh H3.11,12,13.
2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát thí nghiệm, tranh vẽ - tìm tòi, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Trình bày tính chất hóa học của C, viết PTHH minh họa.
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cacbon oxit CO
* Lý tính
- HS đọc thông tin.
? Nêu tính chất vật lý của CO?
? Tính tỷ khối của CO đối với không khí và cho biết nặng hơn hay nhẹ hơn không khí?
- HS trả lời. GV nhận xét.
* Hóa tính
- GV thông báo như SGK về hóa tính của CO.
- HS nhớ lại phản ứng khử oxit sắt của CO, viết PTHH.
- HS quan sát H3.11, mô tả thí nghiệm CuO + CO2, viết PTPƯ và điều kiện phản ứng.
- HS viết PTPƯ giữa CO với O2, sau đó xác định vai trò của CO trong các phản ứng.
? Kết luận gì về tính chất của CO?
* ứng dụng
- HS đọc thông tin, tóm tắt các ứng dụng của CO.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cacbon đioxit
* Tính chất vật lý 
- HS đọc thông tin.
? Trình bày các tính chất vật lý của CO2.
- HS quan sát H3.12, nhận xét.
* Tính chất hóa học
- HS thảo luận nhóm viết các phương trình hóa học chứng minh CO2 có những tính chất hóa học của oxit axit. Đại diện nhóm trình bày.
- GV làm thí nghiệm biểu diễn: CO2 + H2O.
- HS quan sát nhận xét và giải thích hiện tượng.
- HS viết phương trình khi cho CO2 phản ứng với NaOH.
? Nhận xét về tỷ lệ số mol của CO2 với NaOH trong 2 phương trình?
? Khi nào sản phẩm tạo ra là muối axit (muối trung tính)?
- HS lấy các ví dụ và viết PTPƯ.
- HS kết luận về tính chất của CO2.
* ứng dụng
? Trình bày các ứng dụng của CO2?
I. Cacbon oxit (CTPT: CO, M = 28):
1. Tính chất vật lý:
- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nuớc, rất độc, nhẹ hơn không khí.
2. Tính chất hóa học:
 a. CO là oxit trung tính.
- ở điều kiện thường, CO không phản ứng với H2O, axit, kiềm.
b. CO là chất khử:
COk + CuOr t0 Cur + CO2
2COk + O2k t0 2CO2k
Kết luận: ở nhiệt độ cao, CO có tính khử mạnh.
3. ứng dụng
- Làm nhiên liệu, nguyên liệu, chất khử,.
II.Cacbonđioxit(CTPT:CO2,M= 44):
1. Tính chất vật lý:
- Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống và sự cháy.
- Bị nén và làm lạnh thì hóa rắn.
2. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với nước.
- TN: SGK
- Hiện tượng: quỳ tím chuyển sang đỏ, khi đun lại chuyển thành màu tím.
- Phương trình:
 CO2k + H2O H2SO4dd
b. Tác dụng với dung dịch bazơ.
CO2k + 2 NaOHdd Na2CO3dd+H2Ol
CO2k+ NaOHdd NaHCO3dd
- Số mol CO2: số mol NaOH = 1:2: tạo thành muối trung hòa.
- Số mol CO2: số mol NaOH = 1:1: tạo thành muối axit.
c. Tác dụng với oxit bazơ.
 CO2k + CaOr CaCO3r
Kết luận: CO2 có những tính chất của oxit axit.
3. ứng dụng 
- Chữa cháy, bảo quản thực phẩm.
- Sử dụng trong sản xuất sôđa, urê,
4. Kiểm tra đánh giá
- HS làm bài tập 1, 2/87 SGK.
5. Dặn dò: 
- HS về nhà học bài, làm bài tập 3,4,5/87 vào vở bài tập.
- Ôn tập các bài đã học chuẩn bị cho tiết ôn tập học kỳ I.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 34.doc