Bài giảng Tiết 34 - Bài 28: Các oxit của cac bon

MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1: Kiến thức

 Giúp HS hiểu được:

 - Cac bon tạo 2 oxit tương ứnglà :CO và CO2.

 - CO là oxit trung tính và có tính kử mạnh.

 - CO2 là oxit axit, là oxit tương ứng với axit: H2CO3.

 2: Kĩ năng

 - Biết nguyên tắc điều chế khí CO2

 - Biết quan sát TN qua hình vẽ để rút ra nhận xét.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 34 - Bài 28: Các oxit của cac bon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/12/2008
Ngày giảng:12/12/2008
Tiết 34 ; bài 28
các oxit của cac bon.
Những kiến thức đã biết có liên quan
Kiến thức trong bài cần hình thành cho HS
Phân loại ôxit trung tính
Tính chất hoá học của oxit axit.
Tính chất hoá học của CO
Tính chất hoá học của CO2
ứng dụng của các oxit trên.
I: Mục tiêu bài học
 1: Kiến thức
 Giúp HS hiểu được:
 - Cac bon tạo 2 oxit tương ứnglà :CO và CO2.
 - CO là oxit trung tính và có tính kử mạnh.
 - CO2 là oxit axit, là oxit tương ứng với axit: H2CO3.
 2: Kĩ năng
 - Biết nguyên tắc điều chế khí CO2
 - Biết quan sát TN qua hình vẽ để rút ra nhận xét.
 - Viết được các PTHH cơ bản chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có tính chất của một oxit axit.
 3: Thái độ.
 - Có ý thức bảo vệ môi trường .
 - Biết cách phòng tránh ngộ độc CO.
II: Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy học chủ yếu.
 a) Giáo viên
 - Dụng cụ hoá chất để làm TN khí CO2 phản ứng với nước.
 - Tranh vẽ thí nghiệm 3.11 SGK tr 85.
 b) Học sinh : 
 - Tính chất hoá học của o xít a xít 
III: Tổ chức dạy học.
 1: ổn định tổ chức.
	9a
	9b
	9c
 2: Kiểm tra bài cũ.
 - HS1: làm bài tập 2(84).
 - HS2:Làm bài tập 5(84).
 3: Bài mới.
 Mở bài : SGK tr 85.
Hoạt động 1.
Tìm hiểu về cacbon oxit
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Viết CTHH và tính PTK của cac bon oxit.
GVyêu cầu tìm hiểu thông tin trả lời :
+ CO có những tính chất vật lý nào?
GV mở rông:CO độc là do CO kết hợp với Hb, ngăn không cho Hb vận chuyển O2 làm cho cơ thể thiếu O2 gây ngạt đ tử vong.
Do vậy tuyệt đối không để bếp thanh sưởi trong phòng ấm.
CO có những tính chất hoá học như thế nào , ta nghiên cứu tiếp phần sau.
+Tại sao lại khẳng định CO là oxit trung tính?
+ CO có vai trò gì trong phản ứng luyện gang?
GV yêu cầu HS nghiên cứu. SGK , quan sát tranh H 31.1 mô tả TN CO+ CuO .
+ Viết PTHH , nhận xét về tính chất của CO?
+ Dựa vào tính chất của CO hãy nêu ứng dụng của CO trong
HĐ cá nhân 
-HS :Viết CTHH và tính PTK của cac bon oxit.
HS dựa vào SGK 
- Có vai trò là chất khử.
- Đại diện hs lên trả lơi đ HS khác bổ sung.
I:Các bon oxit.
KHHH : CO
PTK : 28.
1:Tính chất vật lý.
-Là chất khí , không màu , không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, rất độc.
2. Tính chất hoá học.
a) CO là oxit trung tính.
- CO ở điều kiện thường không phản ứng với nước, kiềm và axit.
b) CO là chất khử.
CO + CuO Cu + CO2
4CO + Fe3O4 3Fe + 4CO2
CO + O2 CO2
* Nhận xét : CO có tính khử.
* ứng dụng : làm chất đốt, nhiên liện cho hàn hơi.
Hoạt động2 .
Tìm hiểu các bon đi oxit.
Mục tiêu: Trình bày được tính chấtvật lí, hoá học của cacbon đioxit.
- GV treo tranh hình 3.12 cho quan sát trả lời câ hỏi :
+ Trong hình vẽ thể hiện điều gì ? 
+ Tại sao nến đang cháy lại bị tắt ? 
+ Vì sao có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác ? .
+ Nêu tính chất vật lý của CO2?
- GV chốt lại tính chất vật lí của CO2 .
- GV treo tranh hình 3.13 cho quan sát trả lời câ hỏi :
- Hãy nêu dụng cụ, cách làm thí nghiệm 3.13 .
- Hiện tượng quan sát trong hìng 3,13 . 
- GV thông báo kết quả thí nghiệm và y/c HS lên viết PTPƯ của CO2 với nước. 
- H2CO3 là một axit yếu dễ 
phân huỷ tạo thành CO2 và H2O
-GV thông báo đối với dung dịch NaOH : tuỳ vào tỉ lệ số mol CO2 và số mol NaOH mà tạo ra các sản phẩm khác nhau.
GV yêu cầu HS viết PTHH của CO2 với oxit bazơ
* Nếu tạo ra muối axit.
* Nếu tạo ra hai muối axit và muối trung hoà .
* Nếu tạo ra muối trung hoà
- GV gọi 1 h/s lên viết PTPư của CO2 với o xít ba zơ ( nếu HS có kiến thức giỏi )
+ Qua tính chất hoá học của CO2 hãy phân loại CO2 thuộc loại oxit nào? vì sao ?
- GV chốt lại CO2 mang đầy đủ tính chất hoá học của oxit axit .
Bài tập: Làm thế nào để phân biệt hỗn hợp gồm 2 khí CO và CO2 ?
+ Qua tính chất vậ lý và tính chất hoá học của CO2 hãy nêu những ứng dụng của CO2 trong thực tế?
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi theo hướng dẫn cảu GV . Yêu cầu : 
+ Cốc A đựng nến đang cháy, cốc B có chứa khí CO2 đang rót sang cốc A
+ Vì khí CO2 làm tắt ngọ nến .
+ Vì khí CO2 nặng hơn không khí .
- Đại diện HS phát biểu HS khác bổ sung.
- HS tự rút ra tính chất vật lí của CO2 .
- HS cá nhân quan sát theo nhóm trả lời câu hỏi .
+ Dụng cụ
+ Cách tiến hành 
+ Hiện tượng.
- Đại diện HS lên bảng viết PTHH của CO2  với nước.đ HS khác nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi nghe giảng ghi nhớ kiến thức .
- 1 HS lên viết phương trình phản ứng .
- HS trả lời : Oxit axit.
II. tính chất của cacbon
1. Tính chất vật lí.
Kết luận : 
- Co2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí .
 d 
2. Tính chất hoá học. 
a) Tác dụng với nước.
TN: SGK 
Hiện tượng : SGK tr 86
Phương trình.
CO2 + H2O đ H2CO3 
b) Tác dụng với dung dịch bazơ.
* Nếu tạo ra muối axit.
CO2 + NaOH đNaHCO3 
* Nếu tạo ra hai muối axit và muối trung hoà .
CO2 + NaOH đNaHCO3 
CO2 + 2NaOH đNa2CO3 + 
 H2O 
* Nếu tạo ra muối trung hoà
CO2 + 2NaOH đNa2CO3 + 
 H2O 
c) Tác dụng với oxit bazơ
CO2 + CaO đ CaCO3 .
Kết luận : CO2 là oxit axit.
ứng dụng : SGK tr 87.
IV- Củng cố - đánh giá . 
GV cho HS đọc kết luận cuối bài 
Làm bài tập số 2 tại lớp . 
 Bài làm : 
	a) Trường hợp đ tạo ra muối axit duy nhất.
	CO2 + NaOH đNaHCO3 
	b) Trường hợp 	
	 đ Tạo ra muối axit duy nhất.
 2 CO2 + Ca(OH)2 đ Ca(HCO3)2 .
V. Dặn dò.
	- Làm các bài tập 3,4,5 tr 87.
	Hướng dẫn bài 5.
Bước 1. Viết phương trình phản ứng của khí A với O2 .
Bước 2. Từ phương trình đ thể tích khí CO trong hỗn hợp khí.
Bước 3. Tính phần trăm của khí CO đ phần trăm của khí CO2.
Rút kinh nghiệm bài dạy.

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 34.doc
Giáo án liên quan