Bài giảng Tiết: 33 - Bài: Luyện tập

1.Kiến thức:Củng cố các kiến thức : Khái niệm, phân loại hợp chất hữu cơ, khái niệm đồng đẳng, đồng phân, các loịa liên kết trong phân tử.

 Phản ứng của hợp chất hữu cơ.

 2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập xác định CTPT viết CTCT của một số chất hữu cơ đơn giản, nhận dạng một số loại phản ứng đơn giản.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 33 - Bài: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23.12.2007
Tiết: 33	 Bài: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức:Củng cố các kiến thức : Khái niệm, phân loại hợp chất hữu cơ, khái niệm đồng đẳng, đồng phân, các loịa liên kết trong phân tử.
	Phản ứng của hợp chất hữu cơ.
	2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập xác định CTPT viết CTCT của một số chất hữu cơ đơn giản, nhận dạng một số loại phản ứng đơn giản.
	3.Thái độ:
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên.Giáo viên giao bài tập liên quan đến nội dung luyện tập đến học sinh chuẩn bị trước giáo viên chuẩn bị thêm bảng và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
	2.Chuẩn bị của học sinh.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức.Kiểm tra sĩ số lớp.
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi:Nêu khái niệm đồng đẳng đồng phân.
	 Định hướng trả lời.Như trong bài học.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1.Khái niệm hợp chất hữu cơ, thành phần các nguyên tố trong phân tử hợp chất hcơ. 
9’
Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập về khái niệm hợp chất hữu cơ thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thông qua hệ thống bài tập.
Bài1.Hãy viết một số thí dụ minh họa về hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. Từ đó rút ra khái niệm về hợp chất hữu cơ.
Bài2.Hãy viết một số công thức tổng quát để biểu diễn hợp chất hữu cơ từ đó trình bày về thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
HOẠT ĐỘNG 2.Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố.
15’
 Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập thông qua bài tập.
Bài3.Chia các chất sau đây thành hai loại chính và đọc tên cho mỗi loại.
C3H8,C5H12,CH2O,C4H6,C5H10,
CH3COOH,C2H5OH,CH3Cl
Bài4. SGK
HOẠT ĐỘNG 3. Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ.
5’
Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập về liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ.
Bài 5.Có những liên kết nào trong các hợp chất hữu cơ sau đây:
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 –CH3
CH3 – CH = CH – CH2 –CH3
CH C– CH2 – CH2 –CH3
HOẠT ĐỘNG4.Các loại công thức biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơ.
7’
Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập về các loại công thức biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơ và các xác địng công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
Bài 7(sgk)
HƯỚNH DẪN.
Bước 1.xác định thành % các nguyên tố trong metylơgenol
%C và %H đã biết =>%O
Bước 2.Lập CT đơn giản nhất của M.
=> CTĐG nhất ( C11H14O2)n
Bước 3.Lập CTPT.
178 n =178
 => n =1.
 => CTPT: C11H14O2
HOẠT ĐỘNG 5. Các loại phản ứng hóa học thường gặp trong hóa hữu cơ. 
5’
Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập về các loại phản ứng thường gặp trong hóa hữu cơ.
Giáo viên đặc câu hỏi:Trong hóa học hữu cơ thường gặp các loại phản ứng nào?
Hs.Giải các bài tập 7,8 SGK 
5.Củng cố: Kĩ năng giải bài tập thiết lập Công thức phân tử.
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Về nhà chuẩn bị đề cương hôm sau ôn tập.
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc33.doc
Giáo án liên quan