Bài giảng Tiết : 33 - Bài 27: Cacbon (tiếp)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức. HS biết

- Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính.( dạng hoạt động nhất là cacbon vô định hình).

- Sơ lược về tính chất vật lý của 3 dạng thù hình.

- Tính chất hóa học của cacbon. Đặc biệt là tính khử ở nhiệt độ cao.

- Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lý và hóa học của cacbon.

2. Kỹ năng.

- Dự doán tính chất của C từ tính chất của phi kim.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 33 - Bài 27: Cacbon (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/12/07
Ngày dạy : 18/12/07
Tiết : 33
bài 27. cacbon
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. HS biết
- Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính.( dạng hoạt động nhất là cacbon vô định hình).
- Sơ lược về tính chất vật lý của 3 dạng thù hình.
- Tính chất hóa học của cacbon. Đặc biệt là tính khử ở nhiệt độ cao.
- Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lý và hóa học của cacbon.
2. Kỹ năng.
- Dự doán tính chất của C từ tính chất của phi kim.
- N/cứu TN rút ra tính chất của than gỗ.
- N/cứu TN rút ra tính khử của cacbon.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc, có ý thức trong tiết học.
II. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Quan sát tìm tòi.
III. Chuẩn bị.
- Thí nghiệm1: Sự hấp phụ màu của than gỗ.
- Thí nghiệm 2: Cacbon cháy trong oxi.
- Thí nghiệm 3: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao.
- Bảng phụ.
IV. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Nêu tính chất hóa học chung của phi kim.
3. Bài mới: (35')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (5')
Tìm hiểu các dạng thù hình của Cacbon.
GV. giới thiệu thù hình của n/tố hóa học.
HS. N/cứu thông tin sgk/82 và ghi nhớ thông tin.
HS. N/cứu thông tin sgk/82.
? Cacbon có những dạng thù hình nào.
HS. trả lời - nhận xét - bổ xung.
GV. giới thiệu 3 dạng thù hình điển hình của C theo sơ đồ sgk/82.
HS. ghi nhớ 3 dạng tù hình.
GV. thông tin nội dung n/cứu là xét tính chất của cacbon vô định hình.
- Kí hiệu: C
- NTK : 12
I. Các dạng thù hình của cacbon.
1. Dạng thù hình là gì?
Là những đơn chất khác nhau do cùng một n/tố hóa học tạo nên.
VD. Oxi: O2
 Ozôn: O3...
2. Cacbon có những dạng thù hình nào?
C có 3 dạng thù hình.
- Kim cương: Cứng, trong suốt không dẫn điện.
- Than chì: Mềm, dẫn điện.
- Cacbon vô định hình: ( Thangoox, than củi, than đá, mồ hóng...) Xốp không dẫn điện.
Hoạt động 2: (20') 
Tìm hiểu tính chất hóa học của cacbon.
HS. n/cứu TN 3.7 sgk/82
Nêu các hóa chất và dụng cụ tiến hành TN.
GV. tiến hành TN.
HS. quan sát - nhận xét - kết luận.
 GV. thông tin có thể dùng than gỗ để khử mùi cơm khê, mùi hôi trong tủ lạnh, để hút muối mặn trong canh...
? Cacbon có tính chất hóa học của phi kim không.
HS. Dự đoán và trả lời.
GV. thông tin C là phi kim hoạt động hóa học yếu.
GV. làm thí nghiệm cho mẩu than hồng vào bình chứa khí O2
HS. quan sát - nhận xét - kết luận- viết PTPU.
HS. nêu y/cầu của TN
GV. tiến hành làm TN 3.9
HS. quan sát - nhận xét - kết luận - viết PTPU.
GV. thông tin ở nhiệt độ cao C còn khử được một số oxit kim loại như PbO, ZnO... thành Pb, Zn...
II. Tính chất của Cacbon.
1. Tính hấp phụ.
- Than gỗ, than xương có khả năng giữ lại trên bề mặt nó các chất màu, chất khí, chất tan trong dung dịch-> gọi là tính hấp phụ.
2. Tính chất hóa học.
a, Cacbon tác dụng với Oxi.
C + O2 CO2
=> C p/u với O2 tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống, sản xuất.
b, Cacbon tác dụng với oxit kim loại.
 (Tính khử của Cacbon)
2CuO(r)+ C(r) 2Cu(r)+ CO2(k)
 (đỏ) (đen) ( đỏ) (K/màu)
Hoạt động3: (10')
Tìm hiểu ứng dụng của cacbon.
HS. n/c thong tin sgk/84.
? C có những ứng dụng gì trong đời sông sản xuất.
HS. trả lời - nhận xét - bổ xung.
III. ứng dụng của cacbon.
- Tùy thuộc vào các loại thù hình của C mà người ta sử dụng C trong đời sống và sản xuất.
+ Kim cương: Dùng làm đô trang sức, cắt kính...
+ Than chì: dùng làm điện cực(pin), ruột bút chì.
+ Cacbon vô định hình: Làm nhiên liệu, chất hấp phụ, chất khử...
4. Củng cố: (3')
HS. nhắc lại các nội dung đã học trong bài.
GV. chốt lại toàn bài.
Còn thời gian cho hs làm BT 2.
- 2CuO(r)+ C(r) 2Cu(r)+ CO2(k)
- 2PbO(r) + C(r) 2Pb(r)+ CO2(k)
- CO2(k) +C(r) 2CO(k) 
- 2FeO(r)+ C(r) 2Fe(r) + CO2(k)
5. Dặn dò: (1')
- BTVN:3, 4, 5 sgk/84.
- Chuẩn bị trước bài 28 

File đính kèm:

  • docTiet 33.doc