Bài giảng Tiết 33 - Bài 26: Cac bon (tiếp theo)
1. Kiến thức:
- Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính, dạng hoạt động nhất là cacbon vô định hình
- Sơ lược t/c vật lí của 3 dạng thù hình
- Tính chất hoá học của cacbon: Cacbon có một số t/c hoá học của phi kim. Tính chất hoá học đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao
- Một số ứng dụng tương ứng với t/c vật lí và t/c hoá học của cacbon
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 33.Bài 26 Cac bon Kí hiêu hóa học: C Nguyên tử khối: 12 I/ Mục tiêu Kiến thức: - Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính, dạng hoạt động nhất là cacbon vô định hình - Sơ lược t/c vật lí của 3 dạng thù hình - Tính chất hoá học của cacbon: Cacbon có một số t/c hoá học của phi kim. Tính chất hoá học đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao - Một số ứng dụng tương ứng với t/c vật lí và t/c hoá học của cacbon Kỹ năng: +Biết suy luận từ t/c của phi kim nói chung, dự đoán t/c hoá học của cacbon Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra t/c đặc biệt của cacbon là tính Thái độ: - yêu môn học II/ Chuẩn bị GV: Chuẩn bị cho 4 nhóm/1 lớp Mẫu vật: Than chì (Ví dụ: ruột bút chì) Các bon vô định hình (than gỗ, than hoa) Hoá chất: Than hoạt tính, mực viết, nước, CuO, d/d Ca(OH)2 Giá sắt, 2 ống nghiệm, ống dẫn khí có nút cao su, ống tt to sắp xếp như hình 3.7 (82), đèn cồn, cốc thuỷ tinh, phễu, muôi sắt, giấy lọc, bông => Sử dụng cho các thí nghiệm: 1u, 2b C, cacbon cháy trong oxi (2a) HS: III/ Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề IV/ Tiến trình bài dạy Ổn định lớp( 1phút) - Kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ (6 phút) 1. Nêu cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Viết PTHH HS trả lời lí thuyết 2. Gọi HS chữa bài tập 10 SGK trang 81 – Gọi HS khác nhận xét, sửa sai Cl2 + 2NaOH à NaCl + NaClO + H2O nCl2 = V : 22,4 = 1,12 : 22,4 = 0,05 mol Theo phương trình: nNaOH = 2 nCl2 = 2 . 0,05 = 0,1 mol Vd/d NaOH = n : CM = 0,1 : 1 = 0,1 lit * Dung dịch sau p/ư có NaCl, NaClO nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,05 mol CM NaCl = n : V = 0,05 : 0,1 = 0,5 M CM NaClO = n : V = 0,05 : 0,1 = Bài mới ( 30 phút) Giới thiệu bài Phát triển bài Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài Hoạt động 1 (5p) GV giới thiệu về nghuyên tố cacbon, giới thiệu về dạng thù hình - GV giới thiệu các dạng thù hình của cacbon Cac bon Than chì Cacbon vô định hình Kim cương - GV yêu cầu HS điền các t/c vật lí của mỗi dạng thù hình của cacbon HS bổ sung đầy đủ vào bảng I. Các dạng thù hình của cacbon: 1. Dạng thù hình là gì? - Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng 1 nguyên tố hoá học tạo nên - Ví dụ: Nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là oxi(O2) và ozon (O3) 2. Cacbon có những dạng thù hình nào? Cac bon Kim cương: - Cứng, trong suốt - Không dẫn điện Cacbon vô định hình: - Xốp - Ko dẫn điện Than chì: - Mềm - Dẫn điện *Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của cacbon (20 ph) - GV nhấn mạnh: Sau đây ta chỉ xét t/c của cacbon vô định hình - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho mực chảy qua lớp bột than gỗ, phía dưới có đặt 1 chiếc cốc tt (Nhóm chuẩn bị thí nghiệm đã đặt sẵn d/cụ) HS làm thí nghiệm theo nhóm - GV gọi đại diện 1 vài nhóm nêu hiện tượng (+ Ban đầu, mực có màu đen hoặc xanh.. + D/d thu được trong cốc thuỷ tinh ko màu) - GV: Qua hiện tượng trên , em có n/x gì về t/c của bột than gỗ (Hấp phụ) - GV giới thiệu: Bằng nhiều thí nghiệm khác , người ta nhận thấy than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất tan trong d/d => Than gỗ có tính hấp phụ - GV giới thiệu về than hoạt tính và các ứng dụng của than hoạt tính : Dùng làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc - GV: Thông báo: cacbon có t/c hoá học của phi kim như t/d với KL, hiđro. Tuy nhiên điều kiện xảy ra p/ư rất khó khăn à Cacbon là phi kim yếu Sau đây là một số t/c hh có nhiều ứng dụng trong thực tế của cacbon - HS liên hệ với hiện tượng than cháy trong lò, sinh nhiệt ứng dụng cho đ/s - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm(SGK) HS làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng (Hỗn hợp trong ống chuyển dần từ màu đen sang màu đỏ; nước vôi trong vẩn đục) - GV: Vì sao nước vôi trong vẩn đục?(Sản phẩm có CO2); Chất rắn sinh ra có màu đỏ là chất nào?(là Cu) -> HS viết PTPƯ ghi rõ trạng thái của các chất - GV: ở nhiệt độ cao, cacbon còn khử được một số oxit kim loại khác như: PbO, ZnO, Fe2O3, FeO Lưu ý: C không khử được oxit của các KL mạnh (Từ đầu dãy hoạt động hoá học đến nhôm) Bài tập 1:Viết các PTHH xảy ra khi cho cacbon khử (ở nhiệt độ cao) các oxit sau: a) Oxit sắt từ b) Chì(II) oxit c) Sắt (III) oxit II. Tính chất của cacbon 1. Tính hấp phụ Than gỗ, than xương mới điều chế có tính hấp phụ cao Tính chất hoá học - Cacbon có t/c hoá học của phi kim như t/d với KL, hiđro.Tuy nhiên điều kiện xảy ra p/ư rất khó khăn à Cacbon là phi kim yếu a) Tác dụng với oxi C + O2 à CO2 + Q r k k b) Cacbon tác dụng với oxit của một số kim loại VD: 2CuO + C to 2Cu + CO2 r r r k đen đen đỏ không màu Fe2O3 + 2C to 3Fe + 2CO2 2PbO + C to 2Pb + CO2 2Fe2O3 + 3C to 4Fe + 3CO2 Hoạt động 3. Tìm hiểu ứng dụng của cacbon ( 5ph) - GV cho HS đọc SGK à HS nêu các ứng dụng của cacbon III. ứng dụng của cacbon SGK Củng cố ( 7 phút) Bài tập 2: Đốt cháy 1,5 gam một loại than có lẫn tạp chất ko cháy trong oxi dư. Toàn bộ khí thu được sau p/ư được hấp thụ vào d/d nước vôi trong dư, thu được 10 gam kết tủa Viết các PTPƯHH Tính thành phần phần trăm cacbon có trong loại than trên Bài giải: a) C + O2 to CO2 (1) CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O (2) b) Vì Ca(OH)2 dư nên kết tủa thu được là CaCO3 nCaCO3 = m : M = 10 : 100 = 0,1 mol Theo phương trình 2: nCO2 (1) = nC (1) = nCO2 (2) = 0,1 mol à mC = 0,1 . 12 = 1,2 gamà %C = (1,2 . 100):1,5 = 80% 5. Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học bài, làm bài tập - Chuẩn bài V/ Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................... ...
File đính kèm:
- tiet 35. Cacbon.doc