Bài giảng Tiết 32: Luyện tập điều chế kim loại

Mục tiêu bài học:

 1. Về kiến thức:

 - Củng cố kiến thức về điều chế kim loại

 - Nguyên tắc điều chế kim loại

 - Các phương pháp điều chế kim loại

 2.Về kĩ năng :

 - Tính toán lượng kim loại điều chế được theo các phương pháp hoặc các đại lượng có liên quan.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 32: Luyện tập điều chế kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /11/2010
12D
27/11/2010
 /11/2010 
12E
Tiết 32: LUYỆN TẬP
 ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Về kiến thức: 
 - Củng cố kiến thức về điều chế kim loại
 - Nguyên tắc điều chế kim loại 
 - Các phương pháp điều chế kim loại
 2.Về kĩ năng : 
 - Tính toán lượng kim loại điều chế được theo các phương pháp hoặc các đại lượng có liên quan.
 3.Về thái độ: 
 - Ý thức học tập đúng đắn, đức tính cần cù chịu khó.
II. Chuẩn bị :
 GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
 HS: ôn tập và làm bài tập 
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Cho biết nguyên tắc chung để điều chế kim loại, các phương pháp điều chế kim loại? Cho ví dụ?
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
GV: Yêu cầu HS cho biết
- Nguyên tắc chung để điều chế kim loại
- Phương pháp điều chế kim loại?
Trong mỗi phương pháp điều chế kim loại nêu:
- Nguyên tắc của phương pháp?
- cơ sở của phương pháp?
- phương pháp dùng để điều chế những kim loại nào?
- phạm vi áp dụng phương pháp
- cho ví dụ; viết các phương trình minh hoạ
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
Viết các phương trình minh hoạ 
GV: Gọi các HS khác nhận xét từ đó rút ra kết luận
HS: Viết biểu thức định luật và giải thích các đại lượng trong biểu thức 
Hoạt động 2: Bài tập
GV: Cho HS tại chỗ làm các bài tập trắc nghiệm
HS: Chọn phương án đúng , giải thích sự lựa chọn đó
Bài 1: 
Chọn D
Ở catôt xảy ra sự khử ion kim loại thành kim loại nguyên tử
Bài 2: Chọn C
Dựa vào dãy điện hoá của kim loại ion nào có tính oxi hoá mạnh hơn sẽ bị khử trước 
Bài 3: Chọn B 
Vì đồng có tính khử yếu nhất trong số các kim loại và ion Cu2+ có tính oxi hoá mạnh nhất nên bị khử trước 
Bài 4: Chọn A 
Áp dụng công thức 
 → I = 3A
Bài 5: Chọn A
Áp dung CT
m == 7,68 gam
A. Kiến thức cần nhớ:
1. Nguyên tắc điều chế kim loại :
 khử ion kim loại thành nguyên tử 
 Mn+ + ne → M0 
2. Phương pháp:
a)Nhiệt luyện: 
-Khử ion kim loại ở nhiệt độ cao nhờ các chất khử: C,H2, CO ...
-Dùng để điều chế kim loại TB
-Dùng trong CN
b) Thuỷ luyện:
- Khử ion kim loại trong dd nhờ các kim loại có tính khử mạnh
- Điều chế kim loại có tính khử yếu
- Dùngtrong PTN và Trong CN
c) Điện phân: 
- Dùng dòng điện một chiều để khử ion kim loại trên cực catôt
-Điều chế được tất cả các kim loại
- Dùng trong CN
3. Tính lượng chất thu được ở điện cực:
Định luật Farađây:
Biểu thức 
B. Bài tập:
Bài 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về bản chất quá trình hoá học ở điện cực trong quá trình điện phân:
 A. anion nhường e ở anôt
 B. cation nhận e ở catôt
 C. sự oxi hoá xảy ra ở anôt
 D. sự oxi hoá xảy ra ở catôt
Bài 2: Điện phân với điện cực trơ màng ngăn xốp một dd chứa Fe2+, Fe3+, Cu2+,Cl- thứ tự điện phân xảy ra ở catôt là 
A. Fe2+, Fe3+, Cu2+ B. Fe2+, Cu2+,Fe3+ 
C. Fe3+, Cu2+,Fe2+ D. Fe3+, Fe2+, Cu2+
Bài 3: dd X chứa NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2 . Kim loại đầu tiên thoát ra ở catôt khi điện phân dd X là:
A. Fe B. Cu C. Zn D. Na
Bài 4: Điện phân dd muối CuSO4 dư trong thời gian 1930 giây. Thu được 1,92 gam Cu ở catôt. Cường độ dòng điện trong quá trình điện phân là:
A. 3,0A B. 4,5A C. 1,5A D. 6,0A
Bài 5: Điện phân dd Cu(NO3)2 với cường độ dòng điện 9,65 A đén khi có khí bắt đầu thoát ra ở catôt thì dừng lại, thời gian điện phân là 40 phút . khối lượng đồng sinh ra ở catôt là:
A. 7,68 gam B. 8,67 gam
C. 6,4 gam D. 3,2 gam
D. Củng cố- Luyện tập:
HS thảo luận làm bài tập 2,3,4,5 SGK nếu có thời gian
Bài 2: Khối lượng AgNO3 có trong 250ml dd là : = 10 gam
 Số mol AgNO3 tham gia phản ứng = 0,01(mol)
 Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (1)
 0,005 mol 0,01mol 0,01 mol
Khối lượng vật sau phản ứng là: 10 + (108.0,01) - (64.0,005) = 10,76 (gam)
Bài 3: Chọn C
 MxOy + y H2 → xM + yH2O (1)
n H2 = = 0,4(mol) Theo (1) ta có số mol nguyên tử O trong oxit là 0,4 mol
Khối lượng kim loại M trong 23,2 g oxit là: 23,2 –(0,4. 16) = 16,8 (gam)
Chỉ có số mol kim loại M là 0,3 và nguyên tử khối của M là 56 mới phù hợp 
Vậy kim loại M là Fe
Bài 4: Chọn B 
Ta có : 2M + 2n HCl → 2MCln + nH2 (1)
n H2 = = 0,24 (mol)
Theo phương trình (1) Số mol kim loại M = 
Ta có : . M = 96 → M = Nếu n = 1 → M = 20 (loại) 
 n = 2 → M = 40 → Ca
 n = 3 → M = 60 ( loại)
* Cách suy luận nhanh:
Dựa vào các đáp án mà đầu bài đã cho ta có kim loại hoá trị II
Ta có M + 2 HCl → MCl2 + H2 
Theo Pt Số mol M = số mol H2 = 0,24 vậy M = = 40 → Ca
Bài 5: 2 MCln 2M + nCl2 (1)
 0,15 mol
nCl2 = = 0,15 mol theo (1) n M = 
Ta có : .M = 6 → n = 1 → M = 20 loại
 n = 2 → M = 40 → Ca
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
 Học thuộc lí thuyết 
 Làm bài tập 2,3,4,5 SGK
 Chuẩn bị bài hợp kim
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctiet 32- luyen tap dieu che kim loai.doc
Giáo án liên quan