Bài giảng Tiết 32: Điều chế kim loại
Học sinh nắm được:
+ Hiểu được nguyên tắc điều chế kim loại
+ Nắm được các phương pháp điều chế kim loại và nên dùng phương pháp nào để điều chế kim loại nào (thủy luyện dùng điều chế kim loại yếu, phương pháp điện phân nóng chảy dùng điều chế kim loại mạnh,.)
Tiết 32 Ngày soạn: 28/11/2008 điều chế kim loại (Tiết thứ nhất) A. Mục đích - yêu cầu: Học sinh nắm được: + Hiểu được nguyên tắc điều chế kim loại + Nắm được các phương pháp điều chế kim loại và nên dùng phương pháp nào để điều chế kim loại nào (thủy luyện dùng điều chế kim loại yếu, phương pháp điện phân nóng chảy dùng điều chế kim loại mạnh,...) B. Phương pháp dạy học Giáo viên dùng phương pháp nêu vấn đề kết hợp với phương pháp trực quan. C. Đồ dùng dạy học I. Hóa chất: Dung dịch CuSO4, F II. Dụng cụ: ống nghiệm + giá ống nghiệm D. Các bước lên lớp Hoạt động của GV và HS Nội dung bài giảng Hoạt động 1: GV hỏi: Nêu nguyên tắc điều chế kim loại? HS: Khử ion dương kim loại thành nguyên tử kim loại Hoạt động 2: GV hỏi: ta có thể dùng mấy phương pháp để điều chế kim loại. HS: 3 phương pháp GV hỏi: Nêu phương pháp nhiệt luyện? HS: Những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, ... thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện, là khử ion kim loại trong các hợp chất bằng các chất khử ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như CO, C, H2 hoặc các kim loại hoạt động. GV yêu cầu HS lấy ví dụ. Hoạt động 3: GV hỏi: nêu phương pháp điều chế kim loại bằng phương pháp thuỷ luyện. và sau đó yêu cầu HS cho biết phương pháp này có thể điều chế kim loại nào? GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm sự điện phân. GV yêu cầu HS Viết phương trình xảy ra ở mỗi điện cực khi điện phân nóng chảy Al2O3 I. Nguyên tắc điều chế kim loại Trong tự nhiên, chỉ có một số ít kim loại tồn tại ở trạng thái tự do, hầu hết các kim loại tồn tại trạng thái hợp chất. Trong hợp chất kim loại tồn tại ở dạng ion dương Mn+ Muốn điều chế ta phải khử ion kim loại Mn+ + ne M II. Phương pháp Tùy thuộc vào độ hoạt động của kim loại mà người ta chọn phương pháp thích hợp 1. Phương pháp nhiệt luyện. Những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, ... thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện, là khử ion kim loại trong các hợp chất bằng các chất khử ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như CO, C, H2 hoặc các kim loại hoạt động. Ví dụ: PbO + H2 Pb + H2O Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 Phương pháp này dùng điều chế kim loại trong công nghiệp 2. Phương pháp thủy luyện Dùng các dung dịch thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN,... để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi dung dịch phần không tan có trong quặng. Sau đó khử những ion kim loại này trong dung dịch bằng kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn,... VD: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu 3. Phương pháp điện phân a) Điện phân hợp chất nóng chảy Những kim loại hoạt động hóa học mạnh được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của kim loại. VD1: Điện phân nóng chảy Al2O3 ở catốt (-): Al3+ + 3e Al ở anốt ( +): 2O2- - 2e O2 Đây là phương pháp sản xuất nhôm trong công nghiệp VD2: Điện phân nóng chảy MgCl2 để điều chế Mg ở catốt: Mg2+ + 2e Mg ở anot: 2Cl- - 2e Cl2 đpnc MgCl2 Mg + Cl2 E. Củng cố: 1. Nêu phương pháp điều chế các kim loại từ các muối sau: CuSO4, NaCl, AgNO3.
File đính kèm:
- tiet 32.doc