Bài giảng Tiết 31: Tính theo công thức hóa học (tiết 1)

. Kiến thức.

- Từ CTHH học sinh biết cách xác định % theo khối lượng các nguyên tố.

- Từ % tính theo khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất. HS biết cách xác định CTHH của hợp chất.

- HS biết cách xác định khối lượng của nguyên tố trong một lượng hợp chất hoặc ngược lại.

2. Kĩ năng

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán các bài tập hóa học có liên quan đến tỷ khối của chất khí. Củng cố các kỹ năng tính khối lượng mol.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 31: Tính theo công thức hóa học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/ 11/ 2010
Ngày giảng: 19/ 11/ 2010
Tiết 31.
Tính theo công thức hóa học (tiếp )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Từ CTHH học sinh biết cách xác định % theo khối lượng các nguyên tố.
- Từ % tính theo khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất. HS biết cách xác định CTHH của hợp chất.
- HS biết cách xác định khối lượng của nguyên tố trong một lượng hợp chất hoặc ngược lại.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán các bài tập hóa học có liên quan đến tỷ khối của chất khí. Củng cố các kỹ năng tính khối lượng mol.
- Viết đúng các công thức hóa học.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Bảng phụ, bảng nhóm.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, phát vấn.
IV. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức. 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : 
1. Bài tập1:Tính % theo khối lượng các nguyên tố trong CO
Giải: MCO = 12 + 16 = 28 g
Trong 1mol CO có 1mol C và 1 mol O
Thành phần theo khối lượng của mỗi nguyên tố 
 % C = = 42,9%
 % O = 100% - 42,9 = 57,1 %
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
GV:Yêu cầu HS đọc đề
GV: Hướng dẫn tính khối lượng của mỗi nguyên tố Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất Lập công thức hóa học của hợp chất
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập 
Nêu các bước xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố?
Hoạt động 2 : 
GV: Đưa đề bài tập số 1
GV: Hướng dẫn tính mMg, mC, mO, nMg, nC, nO
Gọi HS làm từng phần
GV: Gợi ý
- Tính MA
MA = d A/ H2 . MH
- Tính nN, nH
HS lên bảng làm bài 
I. Xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố:
Ví dụ 1:Sgk/70
Giải: 
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất
 mCu = = 64g 
 mS = = 32g 
 mO = = 64g
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:
 nCu = = 1 mo 
 nS = = 1mol
 nO = = 4 mol
 - Trong 1 phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Cu : 1 nguyên tử S : 4 nguyên tử O 
Vậy công thức của hợp chất là : CuSO4
Các bước giải :
- Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1mol chất
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất.
- Lập công thức hóa học của hợp chất
II. Bài tập:
1. Bài tập1:
Hợp chất A có thành phần các nguyên tố là: 28,57% Mg, 14,2% C, còn lại là O. MA = 84. Xác định CT của A.
Giải: - Khối lượng của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất 
 mMg = = 24g 
 mC = = 12g
%O = 100 – (28,57 + 14,29) = 57,23%
 mO = = 48g
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất.
 nMg = = 1 mol
 nC = = 1mol
 nO = = 3 mol
- Trong 1 phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Mg : 1 nguyên tử C : 3 nguyên tử O 
Vậy công thức của hợp chất là: MgCO3
2.Bài tập 2: Một hợp chất khí A có % theo khối lượng là 82,35% N, 17,65% H. Em hãy cho biết:
a. CTHH của hợp chất biết tỷ khối của A so với H là 8,5
b. Tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 11,2 l khí A (ĐKTC)
Giải:
a. MA = d A/ H2 . MH = 8,5 . 2 = 17g
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất 
 mN = = 14g 
 mH = = 3g
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất.
 nN = = 1 mol
 nH = = 3mol
 - Trong 1 phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử N : 3 nguyên tử H 
Vậy công thức của hợp chất là: NH3
4. Kiểm tra đánh giá.
- Nêu các bước xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố?
- Làm bài tập 1 SGK
- Đọc bài có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn về nhà.
- Bài tập về nhà2,3,4 Sgk/71
- Đọc trước bài tính theo phương trình hóa học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn: 29/ 11/ 2010
Ngày giảng : 01 / 12/ 2010
Tiết 32. 
Tính theo phương trình hóa học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Từ PTHH và các dữ liệu bài cho. Học sinh biết cách xác định ( thể tích và lượng chất) của những chất tham gia hoặc các sản phẩm.
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện kỹ năng lập PTHH và kỹ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng , thể tích khí và lượng chất.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm, cẩn thận
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Bảng phụ, bảng nhóm.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, phát vấn, thảo luận nhóm.
IV. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức. 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kết hợp trong giờ .
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
GV: Nêu mục tiêu của bài 
Đưa đề bài VD1.
GV: Hướng dẫn tính nCaCO= = ?
- PTHH
nCaCO nCaO mCaO = ?	
GV: Đưa ví dụ 2
Gọi HS lên bảng làm
GV chấm bài làm của một số HS 
GV sửa sai nếu có
GV: Đưa ví dụ 2
Gọi HS lên bảng làm
GV chấm bài làm của một số HS 
GV sửa sai nếu có
?Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm
Hoạt động2: 
GV: Hướng dẫn tính nO = = ?
- PTHH
 nO nAl nAlO = ?
 mAl = ?
 mAlO =? 
1. Bằng cách nào có thể biết được khối lượng chất tham gia và sản phẩm?
Ví dụ1 Sgk/ 70: 
Giải: nCaCO = = 0,5 mol
- PTHH
 CaCO3 CaO + CO2
 1 mol 1 mol 1 mol
 0,5 mol x mol
 x = 0,5 mol
 mCaO = 0,5 . 56 = 28g
Ví dụ 2: Giải: nCaO = = 0,75 mol
PTHH: CaCO3 CaO + CO2
 1 mol 1 mol 1 mol
 0,75 mol 0,75 mol
Theo PT nCaCO = nCaO
Theo bài ra nCaO = 0,75 mol
 nCaCO = 0,75 mol
 mCaCO = 0,75 . 100 = 7,5 g
Các bước tiến hành: 
- Chuyển đổi khối lượng chất thành số mol chất
- Viết phương trình hóa học
- Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành
- Chuyển đổi số mol thành khối lượng 
2. Bài tập:
Để đôt cháy hoàn toàn a gam bột nhôm cần dùng hết 19,2g oxi, phản ứng kết thúc thu được b gam bột nhôm oxit.
- Lập PTHH
- Tìm các giá trị a, b.
Giải: nO = = 0,6 mol
PTHH 
 4Al + 3O2 2Al2O3
Theo PT nAl = 4/3 nO
 Vậy nAl = 4/3. 0,6 mol = 0,8 mol
Theo PT nAlO = 2/3 nO
Vậy nAlO = 2/3. 0,6 = 0,4 mol
 mAl = 0,8 . 27 = 21,6g
 mAlO = 0,4 . 102 = 40,8 g
Cách 2: Tính theo định luật bảo toàn khối lượng.
 4. Kiểm tra đánh giá.
- Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm? 
- Làm bài tập 1 SGK
- Đọc bài có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn về nhà.
- Bài tập về nhà 1.b, 3.a,b Sgk/75
- Đọc trước bài sau

File đính kèm:

  • doctuan 16.doc
Giáo án liên quan