Bài giảng Tiết 31: Clo (tiết 1)
1. Kiến thức : Biết được:
- Một số tính chất vật lý của clo.
- Clo có một số tính chất chung của phi kim (tác dụng với kim loại và hiđro), clo còn phản ứng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh.
2. Kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của clo và viết các PTHH.
- Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy màu của clo ẩm.
Ngày giảng: 28/11/2011- Lớp 9A1, 9A2, 9A5, 9A6 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Biết được: - Một số tính chất vật lý của clo. - Clo có một số tính chất chung của phi kim (tác dụng với kim loại và hiđro), clo còn phản ứng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh. 2. Kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của clo và viết các PTHH. - Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy màu của clo ẩm. - Nhận biết được khí clo bằng quì tím ẩm. II. CHUẨN BỊ: - Điều chế và thu sẵn khí Clo trong phòng thí nghiệm. - Dung dịch NaOH, nước, giấy quỳ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Dự kiến tên HS: Dự kiến câu hỏi và trả lời: 1) Nêu các tính chất hoá học của phi kim. Viết PTHH minh hoạ. HS: Trả lời lý thuyết và ghi lại PTHH ở góc bảng phải. 2) HS chữa bài tập 4 SGK trang 76. a) H2 + F2 ® 2HF b) 2H2 + O2 2H2O c) Fe + S FeS d) C + O2 CO2 e) H2 + S H2S 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Yêu cầu HS viết CTHH của axit clohiđric và yêu cầu cho biết nguyên tố hoá học nào tạo thành axit clohiđric. GV: Hãy nêu hiểu biết của em về nguyên tố clo. Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần nghiên cứu bài clo. Hoạt động 2: Tính chất vật lí của clo GV: cho học sinh quan sát lọ đựng clo, đọc thông tin trong sgk tìm hiểu tính chất vật lý của clo? GV: Hãy giải thích tỉ khối của clo với không khí và nêu kết luận. GV: Chốt lại ý chính. HS: quan sát và tìm hiểu tính chất vật lý của clo. HS: Giải thích: dCl2/ kk = = 2,5 I. Tính chất vật lí của clo. Clo là chất khí màu vàng lục, mùi hắc, là khí độc. Nặng gấp 2,5 lần không khí. Hoạt động 3: Tính chất hoá học của clo GV đặt vấn đề: Clo là nguyên tố phi kim.Vậy clo có tính chất hóa học của phi kim không? (GV:cho HS xem lại các phản ứng mà HS 1 đã viết ở góc bảng phải). GV thông báo: Clo có tính chất hoá học của phi kim. - Tác dụng với kim loại ® muối clorua. - Tác dụng với hiđro ® khí hiđro clorua. GV:Yêu cầu học sinh viết phương trình hóa học của clo. GV: Cho HS tiến hành các thí nghiệm clo tác dụng với kim loại Cu, Fe và tác dụng với H2. GV: Gọi HS nhắc lại kết luận về tính chất hóa học của clo. GV bổ sung: clo không phản ứng trực tiếp với oxi. GV nêu vấn đề: ngoài tính chất hóa học của phi kim, clo còn có tính chất nào khác? GV làm thí nghiệm: Dẫn khí clo vào cốc nước, nhúng 1 mẫu giấy quỳ tím vào. GV: Gọi học sinh nêu nhận xét hiện tượng. GV giải thích: phản ứng clo với nước xảy ra theo 2 chiều Cl2 + H2O HCl + HClO Nước clo có tính tẩy màu là do HClO có tính oxi hóa mạnh. Nên ban đầu quỳ tím chuyển sang đỏ sao đó mất màu ngay. GV: Vậy khi dẫn khí clo vào nước, xảy ra hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học ? GV: Cho học sinh thảo luận. GV: Đặt vấn đề: clo có phản ứng với chất nào nữa hay không? GV: làm thí nghiệm: - Dẫn khí clo vào cốc đựng dung dịch NaOH. - Nhỏ vài giọt dung dịch trên vào giấy quỳ tím. GV: Gọi học sinh nêu hiện tượng GV: hướng dẫn học sinh dựa vào phản ứng của clo với nước để viết phương trình hóa học của clo với NaOH, gọi tên sản phẩm. GV bổ sung: hỗn hợp 2 muối NaCl, NaClO được gọi là nước javel có tính tẩy màu vì NaClO là chất oxi hóa mạnh. GV: Gọi học sinh nêu lại tính chất hóa học của clo. HS: Dự đoán tính chất hoá học của clo. HS nêu: + Clo tác dụng với kim loại 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 + Clo tác dụng với Hidro H2 + Cl2 2HCl HS: Các nhóm tiến hành các thí nghiệm. HS: nhắc lại kết luận HS: Quan sát thí nghiệm. HS: Nêu hiện tượng: + Dung dịch nước clo có màu vàng lục, mùi hắc. + Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ sau đó mất màu ngay. HS: Dẫn khí clo vào nước xảy ra cả 2 hiện tượng: vật lý và hoá học. + Khí clo tan trong nước (hiện tượng vật lý) + Clo phản ứng với nước tạo thành chất mới là HCl và HClO (hiện tượng hóa học) HS: quan sát thí nghiệm HS: Nêu hiện tượng quan sát được. + Dung dịch tạo thành không màu + Giấy quỳ tím mất màu HS: Viết PTPƯ: Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O Natri clorua Natri hipocloric HS: Nhắc lại tính chất hóa học của clo. II. Tính chất hoá học của clo. 1. Clo có những tính chất hoá học của phi kim không ? a) Tác dụng với kim loại 2Fe + 3Cl22FeCl3 (trắng xám) (vàng lục) (nâu đỏ) b) Tác dụng với Hidro: H2 + Cl2 2HCl Clo có tính chất hóa học của phi kim. Clo là phi kim hoạt động hóa học mạnh. 2 Tính chất hóa học khác của clo: - Tác dụng với nước ® hỗn hợp 2 axit HCl và HClO Cl2 + H2O HCl + HClO HClO: Axit hipoclorơ Nước clo có tính tẩy màu là do HClO có tính oxi hóa mạnh. - Tác dụng với dung dịch kiềm Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O Natri clorua Natri hipocloric Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố GV: Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu học tập Bài tập 1: Viết PTPƯ hoá học và ghi đầy đủ điều kiện khi cho clo tác dụng với: a) Nhôm b) Đồng c) Nước d) Dung dịch NaOH Bài tập 2: Cho 10,8 gam kim loại M có hoá trị (III) phản ứng với khí clo dư thu được 53,4 gam muối B. Xác định muối B. GV: Gọi HS chữa bài tập: HS: Làm bài tập. Bài tập 1: 2Fe + 3Cl22FeCl3 H2 + Cl2 2HCl Cl2 + H2O HCl + HClO Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O Bài tập 2: Đặt M ( 2M + 3Cl22MCl3 amol amol => => M = 27 Al Vậy CTHH của B là AlCl3 Bài tập 1: 2Fe + 3Cl22FeCl3 H2 + Cl2 2HCl Cl2 + H2O HCl + HClO Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O Bài tập 2: Đặt M ( 2M + 3Cl22MCl3 amol amol => => M = 27 Al Vậy CTHH của B là AlCl3 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Làm bài tập 3, 4, 5, 6, 11SGK trang 80. - Xem hình 3.5 SGK trả lời các câu hỏi: + Hoá chất để điều chế clo bao gồm những chất nào ? + Bình đựng H2SO4 đặc để làm gì ? Bài tập tham khảo: Cho 4,8 gam kim loại M có hoá trị II trong hợp chất tác dụng vừa đủ với 4,48 lít khí clo ở đktc. Sau phản ứng thu được m gam muối. Xác định kim loại M. Tính m? Hướng dẫn: Phương trình: M + Cl2 MCl2 a) nCl2 = 0,2 mol Theo phương trình: nM = nCl2 = 0,2 mol => MM = 24 gam. Vậy kim loại M là Mg. b) Theo phương trình: nMgCl2 = nMg = 0,2 mol => mMgCl2 = n x M = 0,2x95 = 19 gam.
File đính kèm:
- Tiet 31.doc