Bài giảng Tiết 31 - Bài 26: Clo (tiết 5)

Kiến thức: Biết được

 Tính chất vật lí của clo, clo là khí độc

 Clo có một số tính chất chung của phi kim ( tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh.

2. Kỹ năng:

 Dự đoán, kiểm tra , kết luận được tính chất hóa học của clo và viết các phương trình hóa học.

 Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy màu của clo ẩm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 31 - Bài 26: Clo (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:..../...../...... 
Tiết 31 Bài 26
CLO (Cl2 =71)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được
Tính chất vật lí của clo, clo là khí độc
Clo có một số tính chất chung của phi kim ( tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh.
2. Kỹ năng:
Dự đoán, kiểm tra , kết luận được tính chất hóa học của clo và viết các phương trình hóa học.
Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy màu của clo ẩm.
Nhận biết được khí clo bằng giấy quỳ tím
Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở điều kiện tiêu chuẩn.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, lòng tin vào khoa học, giáo dục hướng nghiệp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Lọ đựng khí clo
- Tranh vẽ: Phản ứng giữa khí clo và nước, phản ứng giữa khí clo với đồng
2. Học sinh:
 Chuẩn bị bài 26: Clo phần I, II
Tìm hiểu các tính chất hóa học của clo
Clo có có những tính chất hóa học nào giống và khác với phi kim
III. PHƯƠNG PHÁP:
 Thí nghiệm nghiên cứu, đàm thoại, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1) Trình bày tính chất vật lí của phi kim? Kể tên một số phi kim thường gặp?
 So sánh mức độ hoạt động hoá học của S và Cl2 Viết PTPƯ 
 Để so sánh mức độ hoạt động hoá học dựa vào đâu?
Trình bày tính chất vật lí, kể tên các phi kim thường gặp 	(3đ)
Cl2 hoạt động hoá học mạnh hơn S 	(2đ)
PTPƯ: Fe + S FeS	 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 	(4đ)
Dựa vào khả năng phản ứng của phi kim với H2 hoặc kim loại 	(1đ)
2) Hoàn thành các phản ứng sau: Cho biết các tính chất hoá học tương ứng
S + H2 	O2 + Na
Cl2 + Zn 	 P + O2
Các PTHH. Mỗi PTHH đúng đạt 2,5 đ
H2 + S H2S 	Tác dụng với H2
O2 + 4Na 2Na2O 	Tác dụng với kim loại
Cl2 + Zn ZnCl2	 	Tác dụng với kim loại
4P + 5O2 2P2O5 	Tác dụng với oxi
3. Giảng bài mới:
Đã nghiên cứu 2 phi kim là H2 và O2 ở lớp 8. Tiếp tục nghiên cứu một phi kim khác là clo
Cho biết CTHH, PTK của clo
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1:Tính chất vật lí
Mục tiêu: HS biết được clo là chất khí màu vàng lục
Học sinh quan sát lọ đựng khí clo
Cho biết tính chất vật lí của clo
Bổ sung: tỉ khối, mùi, tính tan, độc ứng dụng 
HĐ2:Tính chất hóa học
Mục tiêu:Giúp HS nắm và viết được các PTHH của clo
Học sinh quan sát tranh vẽ hình 3.2
Nhận xét hiện tượng. Viết PTHH 
Cho ví dụ khác và viết PTHH
Chú ý hoá trị của kim loại trong muối
Kết luận về sản phẩm của phản ứng
Viết PTHH
Nêu lại hiện tượng của phản ứng. Dung dịch thu được thuộc loại hợp chất gì?
TB: Cl2 không phản ứng với O2
 Cl2 có nững tính chất hoá học nào? Có giống với tính chất hoá học của phi kim không?
 -GV giới thiệu thí nghiệm: Cl2 + H2O
Nhận xét hiện tượng
Cl2 có tan trong nước không? Dấu hiệu nhận biết? (Màu vàng mất đi)
Sự thay đổi màu của giấy quỳ? Tại sao?
Dung dịch nước clo (clo ẩm) có tính tẩy màu. Tại sao? Hướng dẫn học sinh viết PTHH 
Cho biết chất nào làm mất màu, chất còn lại làm biến đổi màu quỳ tím như thế nào?
Tại sao dd thu được còn màu vàng? (Thể hiện ở dấu mũi tên 2 chiều)
Sản phẩm thu được gồm những chất nào?
Quá trình hoà tan clo vào H2O là quá trình vật lí hay hoá học
Giới thiệu thí nghiệm: Cl2 dd NaOH
Nhận xét:
Màu của dd tạo thành?
Sự thay đổi màu của giấy quỳ?
Hiện tượng có gì khác so với TN trên?
Hướng dẫn học sinh viết PTPƯ, gọi tên 
TB: DD thu được gọi là nước javen
Chất nào có tính tẩy màu?
Mở rộng: phản ứng của clo với Ca(OH)2, một số hợp chất hữu cơ
Kết luận về tính chất hoá học của clo
Nhận xét gì về mức độ hoạt động hoá học của clo? ( clo là phi kim mạnh)
GDHN: Qua bài học này giúp ta có thể tham gia học những ngành nghề nào? ( sản xuất ra hóa chất, phẩm nhuộm và rèn luyện đức tính kiên trì, cẩn thận) 
I. Tính chất vật lí:
Là chất khí màu vàng lục, nặng 2,5 lần không khí tan trong nước
Clo là khí độc
II. Tính chất hóa học:
1.Clo có tính chất hoá học của phi kim không?
a) Tác dụng với kim loại:
Cl2 + Cu CuCl2
3Cl2 + 2Fe 2FeCl3
Clo phản ứng với kim loại tạo thành muối clorua
b) Tác dụng với hiđro:
 Cl2 + H2 2HCl
(Vàng lục) (không màu) (không màu)
2. Clo có tính chất hoá học nào khác:
a) Tác dụng với H2O:
TN: SGK/78
Hiện tượng:
 DD thu được có màu vàng lục, mùi hắc của clo. Giấy quỳ tím chuyển sang đỏ sau đó mất màu
PTPƯ 
Cl2 + H2O HClO + HCl
 Axit hipoclorơ
b) Tác dụng với dd NaOH:
TN: SGK/78
Hiện tượng:
 - DD thu được không màu
 - Giấy quỳ tím mất màu
PTPƯ 
Cl2 + NaOH NaCl + NaClO + H2O 
DD hỗn hợp 2 muối NaCl và NaClO gọi là dd nước javen
4. Củng cố và luyện tập:
1) Viết PTHH thực hiện biến đổi theo sơ đồ sau: Cho biết tính chất hóa học của mỗi pư?
 Nước clo
 HCl Cl2 Nước javen
 Kẽm clorua
2) Nhận biết các chất khí sau: Cl2, O2, HCl, CO2
 Đục dd Ca(OH)2: CO2. Màu vàng lục: Cl2
 Làm quỳ tím ẩm hoá đỏ: HCl. Than hồng bùng cháy: O2
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học bài, so sa1nh tính chất của clo và phi kim, viết được các PTHH thể hiện tính chất hóa học clo
Làm bài tập 4, 5, 10/81
Chuẩn bị bài 26: Clo phần III, IV 
Tìm hiểu các ứng dụng và cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Tác dụng của dd H2SO4đ và bông tẩm xút trong quá trình thu khí clo
V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 31 hóa 9.doc