Bài giảng Tiết 31 - Bài 26: Clo (tiết 3)

. Kiến thức:

- Biết được tính chất vật lý (chất khí, màu vàng lục, độc, ) và các tính chất hóa học (tác dụng với H2, kim loại, H2O, ) của clo.

- Biết được một số ứng dụng và các phương pháp điều chế clo trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 31 - Bài 26: Clo (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05/12/2008. 	 Tiết 31: 
Ngày dạy: ..................................................................................................
BÀI 26: CLO (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được tính chất vật lý (chất khí, màu vàng lục, độc,) và các tính chất hóa học (tác dụng với H2, kim loại, H2O,) của clo.
- Biết được một số ứng dụng và các phương pháp điều chế clo trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
2. Kỹ năng:
- Dự đoán và kiểm tra dự đoán các tính chất hóa học bằng các kiến thức liên quan và thí nghiệm hóa học.
- Viết được các pTHH minh họa các tính chất hóa học, điều chế clo.
3. Thái độ:
- Lòng yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV chuẩn bị: Hóa chất và các dụng cụ cần thiết cho việc tiến hành các thí nghiệm, các tranh vẽ H3.4, 3.5,3.6.
2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Quan sát thí nghiệm, tranh vẽ - tìm tòi, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung
1.Hoạt động 1:
- Cho HS quan sát lọ đựng khí Cl2.
- Nhận xét tính chất vật lý của Clo.
- HS đọc thông tin trong sgk.
2.Hoạt động 2:
- HS dự đoán tính chất hoá học của Clo.
- Clo có tính chất hoá học của phi kim không?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV thông báo: Clo có tính chất hoá học của phi kim.
- HS nhắc lại tính chất.
- HS viết phương trình phản ứng.
- HS nhắc lại tính chất . Viết phương trình phản ứng.
- HS đọc kết luận trong sgk.
GV hỏi: Cần chú ý điều gì khi Clo tác dụng với O2
*GV làm thí nghiệm : (Hoặc quan sát tranh vẽ).Điều chế Clo và dẫn clo vào cốc nước. Nhúng quỳ vào dung dịch thu được.
- HS nhận xét hiện tượng.
- GV giải thích.
* GV làm thí nghiệm dẫn khí Clo vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH.
- Nhỏ vài giọt dung dịch vừa tạo thành vào giấy quỳ.
- HS nhận xét hiện tượng: Giấy quỳ mất màu.
- Gọi 2 HS nhắc lại tính chất hoá học của Clo.
3. Hoạt động 3
* Bài tập 1: Viết các phương trình hoá học khi cho Clo tác dụng với: Al, Cu, H2, H2O, NaOH.
* Bài tập 2: Cho 4,8g kim loại M (có hoá trị II) tác dụng vừa đủ với 4,48lít khí Clo (đktc). Sau phản ứng thu được m gam muối.
 a. Xác định kim loại M.
 b. Tính m chất tạo thành.
- HS nêu cách làm và các công thức tác dụng.
- Gọi từng HS giải quyết các bước giải.
I.Tính chất vật lý:
 (sgk).
II.Tính chất hoá học :
1.Clo có nhứng tính chất hoá học của phi kim:
*Tác dụng với kim loại:
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
(Trắng xám) (Vàng lục) (Nâu đỏ)
 Cu + Cl2 CuCl2
 (Đỏ) (Vàng lục) ( Trắng)
*Tác dụng với hydro:
 H2 + Cl2 HCl
 (K) (K) (K)
*Kết luận: Clo có đủ các tính chất hoá học của phi kim.
- Clo là phi kim mạnh.
Chú ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi.
b.Clo còn có tính chất hoá học nào:
*Tác dụng với nước:
Dung dịch nước clo có màu vàng lục, mùi hắc.
- Nhúng giấy quỳ vào: Giấy quỳ chuyển thành màu đỏ rồi mất màu.
- Phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau:
 Cl2 + H2O HCl + HClO
- Quỳ tím bị mất màu do có xuất hiện HClO.
* Tác dụng với d2 NaOH:
Cl2 + NaOH NaCl + NaClO + H2O
(k) (dd) (dd) (dd) (l)
- DD NaCl và NaClO gọi là nước javen (có tính tẩy màu), làm quỳ tím mất màu vì nó là chất ôxy hóa mạnh.
3. Bài tập:
* Bài tập 1: HS viết các phương trình vào vở.
* Bài tập 2:
 M + Cl2 MCl2
a. 
 Kim loại M là: Mg.
 Mg + Cl2MgCl2 
b. 
 4.Củng cố: 
-HS nhắc lại tính chất của Clo.
5.Dặn dò: 
 -Học bài, nắm tính chất hoá học của Clo.
 -Bài tập về nhà: 3,4,5,6 (SGK tr.81).
V.Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc