Bài giảng Tiết 30: Tính chất của phi kim (tiếp theo)

. Kiến thức : Biết được:

- Một số tính chất vật lý của Phi kim.

- Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi.

- Mức độ hoạt động của các phi kim khác nhau.

2. Kỹ năng:

 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 30: Tính chất của phi kim (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 25/11/2011- Lớp 9A1, 9A2, 9A5, 9A6
I.	MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Biết được:
- Một số tính chất vật lý của Phi kim.
- Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi.
- Mức độ hoạt động của các phi kim khác nhau.
2. Kỹ năng: 
	- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim.
- Viết được phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim.
- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học.
II.	CHUẨN BỊ:
- Điều chế và thu sẵn khí Clo trong phòng thí nghiệm.
- Dụng cụ điều chế khí Hiđro.
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Kim loại có những tính chất chung nào? So với kim loại, phi kim có những tính chất nào khác ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nghiên cứu tính chất của phi kim. 
Hoạt động 2: Tính chất vật lí của phi kim
GV: Yêu cầu HS dựa vào những hiểu biết của bản thân, dựa vào SGK hãy cho biết tên, kí hiệu, tính chất vật lí của một số phi kim?
GV: Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn (I2, S), lỏng (Br2), khí (O2, Cl2.)
HS: Nêu tính chất vật lý của phi kim: 
+ Trạng thái
+ Không dẫn điện, dẫn nhiệt, nóng chảy ở nhiệt độ thấp
+ 1 số có tính độc: Cl2, I2
I. Tính chất vật lí của phi kim.
Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: Rắn , lỏng , khí
 Phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt.
Hoạt động 3: Tính chất hoá học của phi kim
GV: Ta đã biết kim loại tác dụng được với phi kim. Các em viết một số ví dụ, viết PTHH.
GV: Từ các PTHH, em hãy rút ra nhận xét về sản phẩm khi kim loại tác dụng với phi kim ?
GV: Biểu diễn thí nghiệm Clo tác dụng với Hidro.
Sau phản ứng cho một ít nước vào lắc nhẹ, thử bằng quỳ tím.
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng?
GV: Vì sao quỳ tím hóa đỏ? 
GV: Thông báo: Khí clo tác dụng mạnh với hiđro tạo thành khí hiđro clorua không màu, khí này tan trong nước tạo thành axit clohiđric.
GV: Hướng dẫn học sinh viết phương trình hóa học ghi trạng thái, màu sắc.
GV thông báo: Nhiều phi kim khác như C, S, Br2 tác dụng với hidro cũng tạo thành hợp chất khí.
GV: Yêu cầu học sinh nêu kết luận?
GV: Yêu cầu học sinh mô tả lại hiện tượng khi đốt lưu huỳnh, photpho. Viết Phương trình phản ứng ghi trạng thái, màu sắc.
GV: Dựa vào đâu để xác định độ mạnh yếu của phi kim? 
GV giới thiệu: Phi kim hoạt động hóa học mạnh: F2, O2, Cl2.
 Phi kim hoạt động hóa học yếu hơn: S, P, C, Si
HS: Trao đổi, tìm các ví dụ, viết PTHH.
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Cu + S CuS
4Al + 3O2 2Al2O3
HS: Kim loại tác dụng với phi kim tạo ra muối hoặc oxit.
HS: Theo dõi thí nghiệm biểu diễn thí của GV.
HS: Nhận xét hiện tượng:
+ Sau khi đốt hidro trong bình khí Clo thì màu vàng lục của khí biến mất.
+ Quỳ tím hóa đỏ
HS: Dung dịch có tính axit.
HS: Ghi vào vở.
HS: Viết PTPƯ
H2	+ 	Cl2 ® 2HCl 
(ko màu) 	 (Vàng lục)	 (không màu)
HS: Kết luận: Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
HS: Mô tả hiện tượng, viết PTPƯ
S +O2 ® SO2 
4P + 5O2 ® 2P2 O5 
HS: Căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim với kim loại và hiđrô.
II. Tính chất hoá học.
1. Tác dụng với kim loại
Kim loại tác dụng với phi kim tạo ra muối hoặc oxit.
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Cu + S CuS
4Al + 3O2 2Al2O3 
2. Phi kim tác dụng với hiđro và oxi.
Kết luận: Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
H2	+ 	Cl2 ® 2HCl 
(ko màu) 	 (Vàng lục)	 (không màu)
Phi kim tác dụng với oxi tạo ra oxit axit.
S +O2 SO2 
4P + 5O2 2P2 O5 
3. Mức độ hoạt động của phi kim.
- Căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim với kim loại và hiđrô.
- Phi kim hoạt động hóa học mạnh: F2, O2, Cl2.
 - Phi kim hoạt động hóa học yếu hơn: S, P, C, Si
Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố
GV: Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu học tập
Bài tập 1:
 H2S
S ® SO2 ® SO3 ® H2SO4
 FeS
	BaSO4	K2SO4
Bài tập 2:Hỗn hợp A gồm 4,2 gam bột Fe và 1,6 gam bột lưu huỳnh. Nung hỗn hợp A trong điều kiện không có không khí, thu được chất rắn B. Cho dung dịch HCl dư tác dụng với chất rắn B, thu được hỗn hợp khí C.
a) Viết phương trình phản ứng
b) Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí C.
GV: Gọi HS chữa bài tập:
GV: Gọi HS khác nhận xét.
HS: Làm bài tập 1.
S + H2 H2S
S + O2 SO2
2 SO2 + O2 2SO3 
SO3 + H2O ® H2SO4 
H2SO4 +2KOH® K2SO4 + H2O
K2SO4 + BaCl2®BaSO4 + 2KCl
S + Fe FeS
HS:làm bài tập 2:
Mol Fe = 0,075 mol
Mol S = 0,05 mol
S + Fe FeS
Theo phương trình và đề bài => mol Fe dư
Mol Fe phản ứng = 0,05 mol
=> mol Fe dư = 0,025 mol
=> Rắn B: Fe và FeS
Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S
Mol H2 = 0,025mol
Mol H2S = 0,05 mol
=> % H2 = 33,33%
%H2S = 66,67%
Bài tập 1:
S + H2 H2S
S + O2 SO2
2 SO2 + O2 2SO3 
SO3 + H2O ® H2SO4 
H2SO4 +2KOH® K2SO4 + H2O
K2SO4 + BaCl2®BaSO4 + 2KCl
S + Fe FeS
Bài tập 2:
Mol Fe = 0,075 mol
Mol S = 0,05 mol
S + Fe FeS
Theo phương trình và đề bài => mol Fe dư
Mol Fe phản ứng = 0,05 mol
=> mol Fe dư = 0,025 mol
=> Rắn B: Fe và FeS
Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S
Mol H2 = 0,025mol
Mol H2S = 0,05 mol
=> % H2 = 33,33%
%H2S = 66,67%
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Làm bài tập SGK trang 76. 
- Xem trước bài clo: Clo có tính chất hoá học của phi kim không? Clo có tính chất hoá học nào khác? Có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất.? Cách điều chế như thế nào?

File đính kèm:

  • docTiet 30.doc