Bài giảng Tiết 3: Ôn tập

- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8.

- Ôn lại các bài toán về tính theo công thức hóa học và tính theo phương trình hóa học, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.

- Rèn luyện các kỹ năng :

+ Viết phương trình phản ứng, kĩ năng lập công thức.

+ Kĩ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 20 / 8 / 2011 - Lớp 9A,9B - Tiết 3, 4
I.MỤC TIÊU
1. KiÕn thøc: 
- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8. 
- Ôn lại các bài toán về tính theo công thức hóa học và tính theo phương trình hóa học, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.
2. KÜ n¨ng:
- Rèn luyện các kỹ năng : 
+ Viết phương trình phản ứng, kĩ năng lập công thức.
+ Kĩ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh :Ôn tập các kiến thức của lớp 8.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI GHI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:
- Gv hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8
- Sau đó yêu cầu HS thảo luận và làm bài tập 1 (GV treo bảng phụ có ghi BT1 lên bảng):
 Bài tập 1: Viết CTHH và phân loại các hợp chất có tên sau: Kalicacbonat, Đồng(II) oxit, lưu huỳnh tri oxit, axit sunfuric, magie nitrat, natri hiđroxit.
- GV gợi ý: Để làm được các bài tập trên chúng ta cần phải sử dụng những kiến thức nào? (Cho HS thảo luận khoảng 3 phút)	
- Yêu cầu HS nhắc lại các công thức chung của 4 loại hợp chất vô cơ?
- Giải thích các ký hiệu trong công thức?
- Gọi đại diện nhóm lên bảng chữa bài tập 1.
- GV nhận xét và chốt đáp án.
→ Nghe	
→ Quy tắc hóa trị, thuộc KHHH, công thức gốc axit, khái niệm oxit, axit, bazơ, muối, công thức chung của các hợp chất đó. 
→ Oxit: RxOy, Axit: HnA, bazơ: M(OH)n, Muối: MnAm
® R: KH nguyên tố hoa học; 
A: gốc axit có hoá trị n
M: KH nguyên tố kim loại có hoá trị m.
® Đại diện nhóm len bảng chữa bài tập 1, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
® HS ghi vào vở.
I. Ôn tập các khái niệm và các nội dung lý thuyết cơ bản lớp 8
Bài tập 1
TT
Tên gọi
Công
 thức
Phân
 lo¹i
1
Kalicacbonat
K2CO3
muối
2
Đồng (II) oxit
CuO
Oxit bazơ
3
lưu huỳnh tri oxit
SO3
Oxit axit
4
axit sunfuric
H2SO4
Axit
5
magie nitrat
MgCO3
muối
6
natri hiđroxit
NaOH
Bazơ
Hoạt động 2: Bài tập 2
-Yêu cầu HS hoàn thành các phương trình phản ứng sau (GV viết sẵn lên bảng bài tập 2):
P + O2 → ?
Fe + O2 → ?
Zn + ? → ? + H2
Na + ? → ? + H2
? + ? → H2O
P2O5 + ? → H3PO4
CuO + ? → Cu + ?
H2O → ? + ?
- Yêu cầu HS cho biết các nội dung cần làm ở bài tập 2.
- Để chọn chất thích hợp cần lưu ý những điều gì?
- Yêu cầu các nhóm làm bài tập 2 (Gọi nhiều nhóm).
- GV nhận xét và công bố đáp án.
→ Chọn chất thích hợp điền vào dấu ?
- Cân bằng phương trình và ghi điều kiện.
→ Ta phải biết tính chất hóa học của các chất: oxi, hiđro, nước và điều kiện phản ứng xảy ra.
→ Các nhóm làm bài tập 2 (đại diện nhóm lên bảng chữa bài tập 2).
® HS tự sửa chữa.
Bài tập 2:
4P + 5O2 P2O5
3Fe + 2O2Fe3O4
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2H2 + O2 2H2O
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
CuO + H2 Cu + H2O
2H2O 2H2 + O2
Hoạt động 3: Ôn lại các công thức thường dùng
- Yêu cầu các nhóm hệ thống lại các công thức thường dùng để làm toán?
- Giải thích các ký hiệu trong công thức?
® HS lên bảng viết, lớp theo dõi nhận xét và bổ sung.
® HS giải thích:
- m: khối lượng chất (g)
- M: khối lượng mol (g)
- V: thể tích chất khí (lit)
II. Ôn lại các công thức thường dùng
1. Công thức tính số mol.
n = CM. V
2.Công thức tính tỉ khối của chất khí 
3. Công thức tính nồng độ:
Hoạt động 4: Ôn lại các dạng bài tập cơ bản
- Hướng dẫn HS giải bài tập:
1. Tính thành phần % các nguyên tố NH4NO3
- Các bước làm bài toán tính theo CTHH?
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài tập.
2. Hợp chất A có khối lượng mol là 142g. Thành phần % các nguyên tố có trong A là: %Na = 32,39%, %S = 22,54%, còn lại là oxi. Xác định công thức của A?
- Yêu cầu HS nêu các bước làm bài?
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập.
3. Hòa tan 2,8g sắt bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ.
a. Tính thể tích dung dịch HCl?
b. Tính thể tích khí sinh ra ở đktc
c. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng (thể tích dung dịch không thay đổi)
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải bài toán tính theo PTHH?
- Gọi 1HS lên bảng giải.
- GV nhận xét các bài làm của HS ® sửa chữa và chấm điểm.
- HS giải bài tập theo nhóm.
-Tính khối lượng mol NH4NO3
- Tính % các nguyên tố
® 1HS lên bảng chữa bài 
® HS nêu các bước làm:
- Đặt CTHH của hợp chất
- Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố.
® 1HS chữa bài
→ HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung:
- Viết PTHH
- Biểu diễn số mol (hoặc khối lượng) theo PTHH.
- Tính các đại lượng mà đề yêu cầu.
 ® 1 HS lên bảng giải, HS khác nhận xét bổ sung.
HS: ghi bài vào vở.
III. Ôn lại một số dạng bài tập cơ bản ở lớp 8
1. 
% O = 100% - 40% = 60%
2. Công thức chung của A: NaxSyOz
%Na=23x/142.100=32,39
 x = 2
Tương tự 
3. Bài tập tính theo phương trình hóa học
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Theo phương trình:
Theo phương trình
dd sau phản ứng FeCl2
	4. Hướng dẫn về nhà
- HS «n lại bài
- Xem lại cách phân loại oxit axit và oxit bazơ.
- Xem trước các tính chất hoá học của oxit.

File đính kèm:

  • docTiet_1.doc
Giáo án liên quan