Bài giảng Tiết 3: Một số oxit quan trọng (tiết 2)
1. Kiến thức:
- Hs biết đc những tính chất hoá học của canxi oxit (CaO).
- Biết đc các ứng dụng của canxi oxit.
- Biết đc các phơng pháp điều chế CaO trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết các phương trình phản ứng của CaO và khả năng làm các bài tập hoá hoc.
3. Thái độ :
Ngày soạn : 20.8.2009 Ngày giảng: 26.8.2009 Tiết 3: Một số oxit quan trọng A. CANXI OXIT I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs biết đc những tính chất hoá học của canxi oxit (CaO). - Biết đc các ứng dụng của canxi oxit. - Biết đc các phơng pháp điều chế CaO trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết các phương trình phản ứng của CaO và khả năng làm các bài tập hoá hoc. Thái độ : - yêu thích môn học. II/ Chuẩn bị: 1. GV: Chuẩn bị cho 4 nhóm HS làm thí nghiệm, mỗi nhóm gồm: CaO, dd HCl, dd H2SO4 loãng, CaCO3 4 ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc tt, ống hút 2. HS : đọc bài trước ở nhà Mỗi nhóm mang 1 hòn vôi sống III/ Phương pháp Đặt vấn đề, thực hành, trực quan IV/ tiến trình bài dạy: 1/ ổn định lớp ( 1 phút) - Kiểm tra sĩ số 2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút), Nêu các t/c hoá học của oxit bazơ, viết các PTPƯ minh hoạ ( HS nêu t/c; lưu lại ở góc bảng phải để dùng cho học bài mới) 3/ Bài mới: Giới thiệu bài Canxi cacbonat là oxit bazơ. Vậy canxi cacbonat có những tính chất chất hóa học của một oxit bazơ không ? Phát triển bài Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:(3 phút) GV yêu cầu Hs quan sát mẩu vôi sống, kết hợp với SGK , nêu T/c vật lí CaO ? I/ Canxi oxit có những tính chất nào ?: 1) Tính chất vật lí CaO là chất rắn, màu trắng, To nóng chảy = 2585oC Hoạt động 2:(15 phút) T/c hóa học CaO GV yêu cầu Hs dự đoán T/c hóa học CaO GV: Chúng ta hãy thực hiện một số thí nghiệm để chứng minh các t/c của CaO GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm - Cho 2 mẩu nhỏ CaO vào ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2. - Nhỏ từ từ nước vào ống nghiệm 1 (dùng đũa tt trộn đều) - Nhỏ dd HCl vào ống nghiệm 2 HS: làm thí nghiệm và quan sát GV: Gọi HS nhận xét và viết PTPƯ HS: Nhận xét ống nghiệm 1 ở ống ngiệm 1: P/ toả nhiều nhiệt, sinh ra chất rắn màu trắng, tan ít trong nớc GV: P/ CaO với nước gọi là p/ tôi vôi - Ca(OH)2 ít tan trong nước, phần tan trong nước tạo thành dd bazơ - CaO hút ẩm mạnh nên dùng để làm khô nhiều chất HS: Nhận xét tiếp: - ở ống ngiệm 2: P/ toả nhiều nhiệt CaO + 2HCl à CaCl2 + H2O GV: Nhờ t/c này CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải của nhiều nhà máy hoá chất GV: Thuyết trình: Để CaO trong kk ở nhiệt độ thờng CaO hấp thụ CO2 tạo canxicacbonat HS: Viết PTPƯ và rút ra kết luận 2) Tính chất hoá học: a) Tác dụng với nước CaO(R) + H2O(L) à Ca(OH)2(dd) b) Tác dụng với axit CaO(R)+2HCl(dd)àCaCl2(dd) + H2O(L) c) Tác dụng với oxit axit CaO + CO2 à CaCO3 R k r Kết luận: Canxi oxit là oxit bazơ Hoạt động 3:(3 phút) ứng dụng CaO GV: Các em hãy nêu ứng dụng của Canxi oxit HS: Nêu ứng dụng II. ứng dụng của canxi oxit SGK Hoạt động 4:(10 phút) sản xuất CaO GV: Trong thực tế ngời ta sx CaO từ nguyên liệu nào? HS: Trả lời câu hỏi GV Thuyết trình về các p/ hh xảy ra trong lò nung vôi ; Nhiệt sinh ra phân huỷ đá vôi thành vôi sống HS Viết PTPƯ GV: Gọi HS đọc bài Em có biết III. Sản xuất canxi oxit - Nguyên liệu: Đá vôi, chất đốt (than đá, củi, dầu) - Các p/ hh xảy ra trong lò nung vôi C + O2 to CO2 CaCO3(R) to CaO(R) + CO2(k) 4. Củng cố (6 phút) Bài tập : Viết PTPƯ cho mỗi biến đổi sau: Ca(OH)2 CaCO3 CaO CaCl2 Ca(NO3)2 CaCO3 HS làm bài tập GV gọi HS chữa bài tập, tổ chức cho HS n/x và GV chấm điểm 5. Hướng dẫn về nhà (5 phút): - Bài tập 1,2,3,4 / 9 - Chuẩn bị phần II V. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- tiet 3. mot so oxit qtrong .I.doc