Bài giảng Tiết 29: Tỷ khối của chất khí (tiếp)

Kiến thức.

- HS biết cách xác định tỷ khối của chất khí A với chất khí B và biết cách xác định tỷ khối của một chất khí với không khí.

- Biết vận dụng các công thức tính tỷ khối để làm các bài toán hóa học có liên quan đến tỷ khối chất khí.

- Củng cố các khái niệm mol và cách tính khối lượng mol.

2. Kĩ năng

- Viết đúng các công thức hóa học, kỹ năng tính toán hóa học.

3. Thái độ.

- Giáo dục lòng yêu môn học

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 29: Tỷ khối của chất khí (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20/ 11/ 2010
Ngày giảng: 22/ 11/ 2010
Tiết 29
Tỷ khối của chất khí
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- HS biết cách xác định tỷ khối của chất khí A với chất khí B và biết cách xác định tỷ khối của một chất khí với không khí.
- Biết vận dụng các công thức tính tỷ khối để làm các bài toán hóa học có liên quan đến tỷ khối chất khí.
- Củng cố các khái niệm mol và cách tính khối lượng mol. 
2. Kĩ năng
- Viết đúng các công thức hóa học, kỹ năng tính toán hóa học.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Bảng phụ, bảng nhóm.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, phát vấn.
IV. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức. 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kết hợp trong giờ .
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
Đặt vấn đề: Bơm khí hidro vào quả bóng bóng bay lên được
- Vậy bơm khí oxi, CO2 thì bóng có bay lên được không?
GV: Có khí làm bóng bay lên được : nhẹ
khí không làm cho bóng bay lên được: nặng. 
GV: Nêu khái niệm tỷ khối chất khí.
GV: Đưa công thức tính tỷ khối
? Hãy giải thích các ký hiệu trong công thức.
Gọi HS làm bài
Gợi ý: hãy tính M CO2 M H2, M Cl2
? Tính d CO2/ H2 = 
? Tính d Cl2/ H2 = 
Hoạt động 2: 
? Nhắc lại công thức tính tỷ khối
? Nếu B là không khí
? Nhắc lại thành phần không khí? tính Mkk 
- GV hướng dẫn HS xác định được CT tính tỉ khối so với không khí.
Gọi HS lên bảng làm bài tập
Gợi ý tính MSO 
 I.Bằng cách nào để có thể biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B:
 dA/ B = 
dA/ B Là tỷ khối của khí A so với khí B
MA là khối lượng mol của A
MB là khối lượng mol của B
*áp dụng: Hãy cho biết khí CO2, khí Cl2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần.
Giải:
MCO = 12 + 2 + 16 = 44g
MCl = 35,5 . 2 = 71g
MH = 1. 2 = 2g
d CO2/ H2 = = 22
d Cl2/ H2 = = 35,5
Kết luận: 
Khí CO2 nặng hơn khí H2 là 22 lần
Khí Cl2 nặng hơn khí H2 là 35,5 lần
II.Bằng cách nào để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí:
 dA/ B = 
 dA/ KK = 
MKK = ( 28. 0,8) + (16 . 0,2)= 29
 dA/ KK = => MA = dA/KK . 29
* áp dụng 1: Hãy cho biết các khí SO3 nặng hay nhẹ hơn kk và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần?
Giải:
MSO= 32 + 3. 16 = 80g
 d SO/ KK = 80 : 29 = 2,759
Kết luận: 
Khí SO3 nặng hơn không khí là 2,759 lần
4. Kiểm tra đánh giá.
- Làm bài tập 1, 2, 3 SGK
- Đọc bài có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn lại các kiến thức đã học
- Đọc trước bài tính theo công thức hoá học
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn: 22/ 11/ 2010
Ngày giảng : 24/ 11/ 2010
Tiết 30. 
 Tính theo công thức hóa học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Từ CTHH học sinh biết cách xác định % theo khối lượng các nguyên tố 
- Từ % tính theo khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất. HS biết cách xác định CTHH của hợp chất. HS biết cách xác định khối lượng của nguyên tố trong một lượng hợp chất hoặc ngược lại.
2. Kĩ năng.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán các bài tập hóa học có liên quan đến tỷ khối của chất khí. Củng cố các kỹ năng tính khối lượng mol.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên.
- Bảng phụ, bảng nhóm.
Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, vấn đáp.
IV. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Viết công thức tính tỷ khối của chất khí A với khí B, khí A so với không khí.
áp dụng : Tính tỷ khối của chất khí CH4 so với H2
3.Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
GV: Đưa ra các bước làm bài:
- Tính MKNO
- Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
- Từ số mol nguyên tử, xác định khối lượng mỗi nguyên tố rồi tính %
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập đồng thời hướng dẫn quan sát HS làm bài 
Bài toán xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất được giải theo mấy bước?
Hoạt động 2: 
GV: Đưa đề bài tập số 1
Gọi HS làm từng phần
GV cho HS làm bài tập 2 theo nhóm.
I. Xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất:
Ví dụ 1: Xác định % theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất KNO3
- HS làm bài theo các bước hướng dẫn 
Giải: MKNO = 39 + 14 + (3. 16) = 101g
- Trong 1 mol KNO3 có 
- 1mol nguyên tử K vậy mK = 39
- 1mol nguyên tử N vậy mN = 14
- 3mol nguyên tử O vậy mO = 16. 3 = 48
 % K = = 38,6%
 % N = = 13,8% 
 % O = = 47,6
Các bước tiến hành:
B1: Tìm khối lượng mol của hợp chất.
B2: Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất.
B3: Tính thành phần theo khối lượng của mỗi nguyên tố.
II. Bài tập:
1. Bài tập1:Tính % theo khối lượng các nguyên tố trong Al2O3
Giải: MAlO = 27. 2 + 16. 3 = 102g
Trong 1mol Al2O3 có 2mol Al và 3 mol O 
 % Al = = 53%
 % O = = 47%
2. Bài tập2:Tính % theo khối lượng các nguyên tố trong H2SO4
Giải: MHSO= 1 . 2 + 32 + (16. 4) = 98g
Trong 1mol H2SO4 có 2mol H, 1 mol S và 4 mol O
 % H = = 2,04%
 % O = = 65,31%
% S = 100% - (65,31% + 2,04%)
 =32,65%
 4. Kiểm tra đánh giá.
? Nêu các bước của bài toán xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất?
 5. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập 1/ T71 SGK
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • doctuan 15.doc